I. Tranh chấp xây dựng là gì?

Tranh chấp xây dựng là tranh chấp phát sinh giữa các bên trong Hợp đồng xây dựng trong quá trình xây dựng như thiết kế, thi công hoặc nghiệm thu công trình xây dựng. Các tranh chấp xây dựng có thể đơn giản hoặc phức tạp, giá trị tranh chấp có thể từ nhỏ đến lớn, từ hàng chục triệu cho đến vài nghìn tỷ đồng.

II. Những loại tranh chấp xây dựng thường phát sinh

Tranh chấp phát sinh trong lĩnh vực xây dựng thường xảy ra giữa chủ đầu tư và nhà thầu hoặc giữa nhà thầu phụ và tổng thầu liên quan đến bản vẽ thiết kế thi công, chất lượng công trình, tiến độ thi công, nghiệm thu công trình, hoặc thanh toán hợp đồng.

Ngoài ra, các tranh chấp xây dựng có thể phát sinh giữa bên cung ứng vật liệu xây dựng với nhà thầu hoặc bên cung ứng vật liệu xây dựng với chủ đầu tư, tùy theo thỏa thuận của các bên trong Hợp đồng xây dựng cũng như bên ký Hợp đồng mua bán vật liệu xây dựng.

Dựa vào chủ thể tham gia vào Hợp đồng xây dựng và quan điểm của mỗi Thẩm phán khi giải quyết, tranh chấp xây dựng có thể được xác định là tranh chấp dân sự hoặc tranh chấp kinh doanh thương mại.

III. Khách hàng của TNTP trong tranh chấp xây dựng là ai?

Dựa vào các chủ thể tham gia trong quá trình xây dựng, khách hàng của TNTP trong tranh chấp xây dựng có thể bao gồm các chủ thể sau:

  • Chủ đầu tư;
  • Nhà thầu chính hoặc tổng thầu;
  • Nhà thầu phụ; hoặc
  • Bên cung ứng vật liệu xây dựng.

Bên cạnh đó, khách hàng của TNTP trong tranh chấp xây dựng có thể là cá nhân hoặc tổ chức, cơ quan.

IV. Khách hàng cần chuẩn bị những gì trước khi làm việc với TNTP?

Trước khi làm việc với TNTP, Khách hàng cần chuẩn bị những thông tin, tài liệu sau:

  • Hợp đồng xây dựng, hợp đồng mua bán vật liệu xây dựng, hoặc hợp đồng thi công xây dựng, hợp đồng thiết kế xây dựng, Biên bản nghiệm thu công trình xây dựng, … (tùy theo tính chất của tranh chấp);
  • Các tài liệu về quá trình thực hiện hợp đồng của các bên như giấy nhận tiền mua vật liệu xây dựng, hóa đơn, các biên bản nghiệm thu hiện trường thi công, Sao kê ngân hàng những lần thanh toán hợp đồng xây dựng, …;
  • Các tài liệu khác liên quan đến tranh chấp xây dựng (nếu có).

V. Quá trình TNTP tiếp nhận và xử lý thông tin như thế nào?

Khi Khách hàng liên hệ với TNTP, các Luật sư của TNTP sẽ tiếp nhận và xử lý thông tin của Khách hàng như sau:

  • Bước 1: Dựa theo các thông tin, tài liệu do Khách hàng cung cấp cũng như trao đổi với Khách hàng, Luật sư của TNTP sẽ nghiên cứu hồ sơ và đưa ra một số tư vấn ban đầu.
  • Bước 2: Sau đó, TNTP sẽ gửi một Báo giá kèm theo Phương án triển khai cụ thể cho Khách hàng để Khách hàng cân nhắc việc ký kết Hợp đồng dịch vụ pháp lý với TNTP.
  • Bước 3: Trường hợp Khách hàng đồng ý với Báo giá, TNTP sẽ gửi Hợp đồng dịch vụ pháp lý cho Khách hàng. Các Bên sẽ tiến hành ký kết Hợp đồng và Khách hàng sẽ thanh toán phí dịch vụ cho TNTP (nếu có).

Lưu ý rằng phí dịch vụ pháp lý của TNTP là chưa bao gồm thuế Giá trị gia tăng, án phí, phí trọng tài, lệ phí theo quy định của nhà nước, chi phí đi lại cho luật sư, phí dịch thuật, photocopy, công chứng, chứng thực, cước điện thoại đường dài, phí bưu chính, và các chi phí phát sinh hợp lý khác. Trường hợp các chi phí được nêu trên phát sinh, TNTP sẽ đề xuất ý kiến với Khách hàng và TNTP sẽ chỉ thực hiện công việc nếu Khách hàng đồng ý thanh toán chi phí phát sinh hợp lý.

Sau khi ký kết Hợp đồng và nhận phí dịch vụ (trong trường hợp có phí dịch vụ cố định), TNTP sẽ thực hiện các công việc theo Báo giá và theo Phương án triển khai mà Khách hàng đã đồng ý.

VI. Cam kết của TNTP về dịch vụ pháp lý

Với tâm thế luôn luôn bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Khách hàng, TNTP đã, đang và sẽ cố gắng mang lại cho Khách hàng sự tin tưởng và an tâm khi sử dụng dịch vụ pháp lý của TNTP.

Xuyên suốt quá trình cung cấp dịch vụ pháp lý, TNTP đảm bảo sẽ hỗ trợ Khách hàng và triển khai công việc một cách nhanh chóng, kịp thời và hiệu quả nhất, thường xuyên báo cáo tiến trình vụ việc cũng như đưa ra kế hoạch hành động tiếp theo để Khách hàng có thể dễ dàng theo dõi và đánh giá kết quả công việc.