I. Các khoản nợ phát sinh từ hợp đồng dân sự

Bên cạnh các khoản nợ phát sinh từ hoạt động thương mại, nợ phát sinh từ các hợp đồng dân sự là các khoản nợ phát sinh từ hợp đồng mua bán tài sản, hợp đồng cho vay, hợp đồng thế chấp, hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất, và các loại hợp đồng khác thuộc sự điều chỉnh của Bộ luật Dân sự.

Thông thường, các khoản nợ dân sự khó đòi hơn do các bên quen biết nhau, có quan hệ thân thiết nên không ký kết hợp đồng mà chỉ có giấy nợ viết tay, thỏa thuận bằng lời nói, hợp đồng có nội dung, hình thức vô hiệu theo quy định của pháp luật.

II. Khách hàng của TNTP trong dịch vụ thu hồi nợ trong hợp đồng dân sự là ai?

Các khoản nợ phát sinh từ hợp đồng dân sự rất đa dạng, vì vậy khách hàng của TNTP cũng có phạm vi rộng.

Đối với dịch vụ thu hồi nợ trong hợp đồng dân sự, khách hàng của TNTP có thể là:

  • Bên mua hoặc bên bán trong hợp đồng mua bán tài sản. Trong đó, khách hàng có thể là bên mua trong trường hợp bên bán không giao tài sản hoặc giao tài sản không đúng chủng loại, chất lượng sau khi bên mua thanh toán. Khách hàng có thể là bên bán trong trường hợp bên mua không thanh toán hoặc thanh toán không đủ, đúng hạn sau khi bên bán đã giao tài sản;
  • Bên cho vay trong hợp đồng cho vay;
  • Bên thế chấp, bên chuyển nhượng hoặc bên nhận thế chấp, bên nhận chuyển nhượng trong hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất. Trong đó, khách hàng có thể là bên thế chấp, bên chuyển nhượng trong trường hợp đã giao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và bàn giao quyền sử dụng đất nhưng bên nhận thế chấp, bên nhận chuyển nhượng không đưa tiền, thanh toán cho bên thế chấp, bên chuyển nhượng. Khách hàng có thể là bên nhận thế chấp, bên nhận chuyển nhượng trong trường hợp đã đưa tiền, thanh toán cho bên thế chấp, bên chuyển nhượng nhưng bên thế chấp, bên chuyển nhượng không bàn giao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và bàn giao quyền sử dụng đất, thực hiện các thủ tục để chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

III. Khách hàng cần chuẩn bị những gì trước khi làm việc với TNTP?

Trước khi làm việc với TNTP, khách hàng cần chuẩn bị những thông tin, tài liệu sau đây:

  • Hợp đồng dân sự, trường hợp các bên không ký kết hợp đồng dân sự bằng văn bản thì khách hàng cung cấp những tin nhắn trao đổi giữa các bên hoặc các giấy tờ, tài liệu chứng minh có giao dịch giữa các bên;
  • Các tài liệu liên quan đến quá trình thực hiện hợp đồng như Giấy nhận tiền, giấy bàn giao nhà đất, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, …;
  • Các tài liệu khác liên quan đến khoản nợ (nếu có).

IV. Quá trình TNTP tiếp nhận và xử lý thông tin như thế nào?

Khi Khách hàng liên hệ với TNTP, các Luật sư của TNTP sẽ tiếp nhận và xử lý thông tin của Khách hàng như sau:

  • Bước 1: Dựa theo các thông tin, tài liệu do Khách hàng cung cấp cũng như trao đổi với Khách hàng, Luật sư của TNTP sẽ nghiên cứu hồ sơ và đưa ra một số tư vấn ban đầu.
  • Bước 2: Sau đó, TNTP sẽ gửi một Báo giá kèm theo Phương án triển khai cụ thể cho Khách hàng để Khách hàng cân nhắc việc ký kết Hợp đồng dịch vụ pháp lý với TNTP.
  • Bước 3: Trường hợp Khách hàng đồng ý với Báo giá, TNTP sẽ gửi Hợp đồng dịch vụ pháp lý cho Khách hàng. Các Bên sẽ tiến hành ký kết Hợp đồng và Khách hàng sẽ thanh toán phí dịch vụ cho TNTP (nếu có).

Lưu ý rằng phí dịch vụ pháp lý của TNTP là chưa bao gồm thuế Giá trị gia tăng, án phí, phí trọng tài, lệ phí theo quy định của nhà nước, chi phí đi lại cho luật sư, phí dịch thuật, photocopy, công chứng, chứng thực, cước điện thoại đường dài, phí bưu chính, và các chi phí phát sinh hợp lý khác. Trường hợp các chi phí được nêu trên phát sinh, TNTP sẽ đề xuất ý kiến với Khách hàng và TNTP sẽ chỉ thực hiện công việc nếu Khách hàng đồng ý thanh toán chi phí phát sinh hợp lý.

Sau khi ký kết Hợp đồng và nhận phí dịch vụ (trong trường hợp có phí dịch vụ cố định), TNTP sẽ thực hiện các công việc theo Báo giá và theo Phương án triển khai mà Khách hàng đã đồng ý.

V. Các công việc TNTP triển khai khi cung cấp dịch vụ pháp lý thu hồi nợ

Thông thường, các công việc mà TNTP sẽ triển khai khi thu hồi nợ bao gồm:

  • Tìm kiếm các thông tin về bên nợ: tên, mã số thuế, người đại diện theo pháp luật, địa chỉ hoạt động thực tế, tình trạng hoạt động, kinh doanh, …
  • Liên hệ với bên nợ trực tiếp hoặc qua điện thoại, tin nhắn, thư điện tử để yêu cầu bên nợ thanh toán các Khoản nợ cho Khách hàng
  • Gửi Công văn yêu cầu thanh toán (LOD) tới bên nợ để yêu cầu bên nợ thanh toán các Khoản nợ cho Khách hàng
  • Đại diện Khách hàng tham gia các cuộc họp với bên nợ để thống nhất kế hoạch thanh toán Khoản nợ và phương án giải quyết Khoản nợ
  • Tìm kiếm những vi phạm pháp luật của bên nợ và gửi Đơn tố cáo cho Cơ quan có thẩm quyền về hành vi vi phạm trong trường hợp bên nợ trốn tránh, không thanh toán Khoản nợ cho Khách hàng
  • Tiến hành khởi kiện để thu hồi Khoản nợ trong trường hợp TNTP đánh giá việc khởi kiện là khả thi và Khách hàng đồng ý với phương án khởi kiện.

VI. Cam kết của TNTP về dịch vụ pháp lý

Với tâm thế luôn luôn bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Khách hàng, TNTP đã, đang và sẽ cố gắng mang lại cho Khách hàng sự tin tưởng và an tâm khi sử dụng dịch vụ pháp lý của TNTP.

Xuyên suốt quá trình cung cấp dịch vụ pháp lý, TNTP đảm bảo sẽ hỗ trợ Khách hàng và triển khai công việc một cách nhanh chóng, kịp thời và hiệu quả nhất, thường xuyên báo cáo tiến trình vụ việc cũng như đưa ra kế hoạch hành động tiếp theo để Khách hàng có thể dễ dàng theo dõi và đánh giá kết quả công việc.