I. Khi nào được yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, phán quyết của Trọng tài nước ngoài?

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 432 và Khoản 1 Điều 451 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, phán quyết của Trọng tài nước ngoài có hiệu lực pháp luật thì người được thi hành, người có quyền, lợi ích hợp pháp liên quan hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền gửi đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, phán quyết của Trọng tài nước ngoài.

II. Tại sao cần phải yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, phán quyết của Trọng tài nước ngoài?

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài và phán quyết của Trọng tài nước ngoài chỉ có hiệu lực pháp luật ở nước ngoài và được xét xử theo pháp luật của nước ngoài mà không đương nhiên được công nhận và cho thi hành tại Việt Nam.

Do đó, để có thể yêu cầu cơ quan thi hành án tại Việt Nam cho thi hành, cưỡng chế bên có nghĩa vụ thực hiện theo bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài hoặc phán quyết của Trọng tài nước ngoài thì người được thi hành, người có quyền, lợi ích hợp pháp liên quan phải gửi đơn đến Bộ Tư pháp Việt Nam để yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, phán quyết của Trọng tài nước ngoài.

III. Khách hàng cần chuẩn bị những gì trước khi làm việc với TNTP?

Để đạt được mục tiêu của mình, trước khi làm việc với TNTP, Khách hàng cần chuẩn bị các thông tin, tài liệu:

  • Bản án/Quyết định của Tòa án nước ngoài hoặc Phán quyết của Trọng tài nước ngoài đã có hiệu lực pháp luật;
  • Thông tin của người phải thi hành án: địa chỉ cư trú, trụ sở, nơi làm việc, các thông tin về tài sản của người phải thi hành án (nếu có), …
  • Các tài liệu liên quan khác (nếu có).

IV. Quá trình TNTP tiếp nhận và xử lý thông tin như thế nào?

Khi Khách hàng liên hệ với TNTP, các Luật sư của TNTP sẽ tiếp nhận và xử lý thông tin của Khách hàng như sau:

  • Bước 1: Dựa theo các thông tin, tài liệu do Khách hàng cung cấp cũng như trao đổi với Khách hàng, Luật sư của TNTP sẽ nghiên cứu hồ sơ và đưa ra một số tư vấn ban đầu.
  • Bước 2: Sau đó, TNTP sẽ gửi một Báo giá kèm theo Phương án triển khai cụ thể cho Khách hàng để Khách hàng cân nhắc việc ký kết Hợp đồng dịch vụ pháp lý với TNTP.
  • Bước 3: Trường hợp Khách hàng đồng ý với Báo giá, TNTP sẽ gửi Hợp đồng dịch vụ pháp lý cho Khách hàng. Các Bên sẽ tiến hành ký kết Hợp đồng và Khách hàng sẽ thanh toán phí dịch vụ cho TNTP (nếu có).

Lưu ý rằng phí dịch vụ pháp lý của TNTP là chưa bao gồm thuế Giá trị gia tăng, án phí, phí trọng tài, lệ phí theo quy định của nhà nước, chi phí đi lại cho luật sư, phí dịch thuật, photocopy, công chứng, chứng thực, cước điện thoại đường dài, phí bưu chính, và các chi phí phát sinh hợp lý khác. Trường hợp các chi phí được nêu trên phát sinh, TNTP sẽ đề xuất ý kiến với Khách hàng và TNTP sẽ chỉ thực hiện công việc nếu Khách hàng đồng ý thanh toán chi phí phát sinh hợp lý.

Sau khi ký kết Hợp đồng và nhận phí dịch vụ (trong trường hợp có phí dịch vụ cố định), TNTP sẽ thực hiện các công việc theo Báo giá và theo Phương án triển khai mà Khách hàng đã đồng ý.

V. Cam kết của TNTP về dịch vụ pháp lý

Với tâm thế luôn luôn bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Khách hàng, TNTP đã, đang và sẽ cố gắng mang lại cho Khách hàng sự tin tưởng và an tâm khi sử dụng dịch vụ pháp lý của TNTP.

Xuyên suốt quá trình cung cấp dịch vụ pháp lý, TNTP đảm bảo sẽ hỗ trợ Khách hàng và triển khai công việc một cách nhanh chóng, kịp thời và hiệu quả nhất, thường xuyên báo cáo tiến trình vụ việc cũng như đưa ra kế hoạch hành động tiếp theo để Khách hàng có thể dễ dàng theo dõi và đánh giá kết quả công việc.