I. Tranh chấp nội bộ doanh nghiệp là gì?
Trong hoạt động kinh doanh, ngoài việc phát sinh tranh chấp với các đối tác, bản thân nội tại của doanh nghiệp cũng đối mặt với các tranh chấp giữa chính các thành viên góp vốn, giữa các cổ đông hoặc giữa thành viên, cổ đông với các chức danh quản lý khác trong công ty.
II. Những tranh chấp nào được coi là tranh chấp nội bộ doanh nghiệp?
Theo Khoản 4 Điều 30 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, tranh chấp nội bộ doanh nghiệp bao gồm:
- Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty;
- Tranh chấp giữa công ty với người quản lý trong công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc thành viên Hội đồng quản trị, giám đốc, tổng giám đốc trong công ty cổ phần;
- Tranh chấp giữa các thành viên của công ty với nhau.
Bên cạnh đó, các tranh chấp này phải liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, bàn giao tài sản của công ty, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty.
III. Khách hàng của TNTP trong tranh chấp nội bộ doanh nghiệp là ai?
Dựa vào quy định của pháp luật và thực tế phát sinh tranh chấp, Khách hàng của TNTP trong tranh chấp nội bộ doanh nghiệp có thể là:
- Công ty đang có tranh chấp;
- Thành viên hoặc cổ đông của công ty đó; hoặc
- Người quản lý trong công ty (Giám đốc, Tổng Giám đốc, CEO,…).
IV. Khách hàng cần chuẩn bị những gì trước khi làm việc với TNTP?
Tranh chấp nội bộ doanh nghiệp có thể rất đa dạng, tùy thuộc vào bản chất và hoàn cảnh của vụ việc. Thông thường, trước khi làm việc với TNTP, Khách hàng cần chuẩn bị các thông tin, tài liệu sau:
- Hồ sơ pháp lý của công ty: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Hợp đồng hợp tác, Nghị quyết thành lập doanh nghiệp, Điều lệ của công ty, …
- Các tài liệu liên quan đến tranh chấp nội bộ doanh nghiệp (tùy theo loại tranh chấp): Nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên hoặc Hội đồng quản trị, Các giấy biên nhận, Hợp đồng liên quan đến chuyển giao tài sản của công ty, Tài liệu liên quan đến việc chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp, …
- Các tài liệu liên quan khác (nếu có).
V. Quá trình TNTP tiếp nhận và xử lý thông tin như thế nào?
Khi Khách hàng liên hệ với TNTP, các Luật sư của TNTP sẽ tiếp nhận và xử lý thông tin của Khách hàng như sau:
- Bước 1: Dựa theo các thông tin, tài liệu do Khách hàng cung cấp cũng như trao đổi với Khách hàng, Luật sư của TNTP sẽ nghiên cứu hồ sơ và đưa ra một số tư vấn ban đầu.
- Bước 2: Sau đó, TNTP sẽ gửi một Báo giá kèm theo Phương án triển khai cụ thể cho Khách hàng để Khách hàng cân nhắc việc ký kết Hợp đồng dịch vụ pháp lý với TNTP.
- Bước 3: Trường hợp Khách hàng đồng ý với Báo giá, TNTP sẽ gửi Hợp đồng dịch vụ pháp lý cho Khách hàng. Các Bên sẽ tiến hành ký kết Hợp đồng và Khách hàng sẽ thanh toán phí dịch vụ cho TNTP (nếu có).
Lưu ý rằng phí dịch vụ pháp lý của TNTP là chưa bao gồm thuế Giá trị gia tăng, án phí, phí trọng tài, lệ phí theo quy định của nhà nước, chi phí đi lại cho luật sư, phí dịch thuật, photocopy, công chứng, chứng thực, cước điện thoại đường dài, phí bưu chính, và các chi phí phát sinh hợp lý khác. Trường hợp các chi phí được nêu trên phát sinh, TNTP sẽ đề xuất ý kiến với Khách hàng và TNTP sẽ chỉ thực hiện công việc nếu Khách hàng đồng ý thanh toán chi phí phát sinh hợp lý.
Sau khi ký kết Hợp đồng và nhận phí dịch vụ (trong trường hợp có phí dịch vụ cố định), TNTP sẽ thực hiện các công việc theo Báo giá và theo Phương án triển khai mà Khách hàng đã đồng ý.
VI. Cam kết của TNTP về dịch vụ pháp lý
Với tâm thế luôn luôn bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Khách hàng, TNTP đã, đang và sẽ cố gắng mang lại cho Khách hàng sự tin tưởng và an tâm khi sử dụng dịch vụ pháp lý của TNTP.
Xuyên suốt quá trình cung cấp dịch vụ pháp lý, TNTP đảm bảo sẽ hỗ trợ Khách hàng và triển khai công việc một cách nhanh chóng, kịp thời và hiệu quả nhất, thường xuyên báo cáo tiến trình vụ việc cũng như đưa ra kế hoạch hành động tiếp theo để Khách hàng có thể dễ dàng theo dõi và đánh giá kết quả công việc.