Các nhà đầu tư nước ngoài trong quá trình thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh của mình vào Việt Nam, nhà đầu tư sẽ không tránh khỏi những mâu thuẫn, bất đồng về quyền và lợi ích của các nhà đầu tư hoặc với các chủ thể khác. Bài viết này TNTP xin giới thiệu những vấn đề cơ bản nhất về tranh chấp đầu tư quốc tế và giải quyết tranh chấp về đầu tư quốc tế tại VIệt Nam.

1. Đầu tư kinh doanh quốc tế là gì?

Hoạt động đầu tư kinh doanh là việc nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư để thực hiện hoạt động kinh doanh thông qua việc thành lập tổ chức kinh tế; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế; đầu tư theo hình thức hợp đồng hoặc thực hiện dự án đầu tư. Trong giai đoạn toàn cầu hóa như hiện nay, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào nước ta là dòng vốn đặc biệt quan trọng cho tăng trưởng và hội nhập kinh tế quốc tế, góp phần bổ sung vốn, công nghệ, năng lực quản lý, khả năng kinh doanh, khả năng tổ chức và tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Tại Luật Đầu tư 2005 có quy định: “Đầu tư quốc tế là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền và các tài sản hợp pháp khác để tiến hành hoạt động đầu tư”

Đi cùng với đó, tranh chấp đầu tư quốc tế là những tranh chấp về liên quan đến hoạt động đầu tư mang tính chất quốc tế, phát sinh từ những mâu thuẫn hay bất đồng về quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong quan hệ đầu tư quốc tế, phát sinh từ các hiệp định có liên quan tới đầu tư quốc tế, hiệp định bảo hộ đầu tư hoặc hợp đồng, thoả thuận đầu tư.. Các tranh chấp này được thể hiện hết sức đa dạng. Đó có thể là tranh chấp giữa nhà đầu tư với cơ quan hành chính củaquốc gia tiếp nhận đầu tư hay tranh chấp giữa quốc gia với quốc gia hay tranh chấp giữa các nhà đầu tư với nhau.

2. Các cơ chế giải quyết tranh chấp đầu tư kinh doanh quốc tế tại Việt Nam

 Pháp luật Việt Nam quy định khá mở đối với việc giải quyết tranh chấp trong đầu tư kinh doanh quốc tế. Căn cứ theo Khoản 1 Điều 14 Luật Đầu tư 2020 thì: “Tranh chấp liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam được giải quyết thông qua thương lượng, hòa giải. Trường hợp không thương lượng, hòa giải được thì tranh chấp được giải quyết tại Trọng tài hoặc Tòa án theo quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này.”

 Có thể thấy khi phát sinh tranh chấp trong đầu tư kinh doanh quốc tế, nếu không thể giải quyết bằng thương lượng, hòa giải thì các nhà đầu tư được lựa chọn hai hình thức giải quyết tranh chấp phổ biến nhất hiện nay là Trọng tài hoặc Tòa án. Đây đều là các Cơ quan giải quyết tranh chấp đáp ứng được các điều kiện và nhu cầu của mỗi nhà đầu tư trong các vụ tranh chấp khác nhau.

Theo Khoản 2, 3, 4 Điều 14 Luật đầu tư 2020 quy định:

“Điều 14. Giải quyết tranh chấp trong hoạt động đầu tư kinh doanh

  1. Tranh chấp giữa các nhà đầu tư trong nước, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài hoặc giữa nhà đầu tư trong nước, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài với cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam được giải quyết thông qua Trọng tài Việt Nam hoặc Tòa án Việt Nam, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.”
  2. Tranh chấp giữa các nhà đầu tư trong đó có ít nhất một bên là nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 23 của Luật này được giải quyết thông qua một trong những cơ quan, tổ chức sau đây:
  3. a) Tòa án Việt Nam;
  4. b) Trọng tài Việt Nam;
  5. c) Trọng tài nước ngoài;
  6. d) Trọng tài quốc tế;

đ) Trọng tài do các bên tranh chấp thỏa thuận thành lập.

  1. Tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài với cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam được giải quyết thông qua Trọng tài Việt Nam hoặc Tòa án Việt Nam, trừ trường hợp có thỏa thuận khác theo hợp đồng hoặc điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.”

Trường hợp thứ nhất:

Nếu các bên trong tranh chấp đều là nhà đầu tư trong nước hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (không thuộc trường hợp quy định tại điểm a, b và c Khoản 1 Điều 23 Luật đầu tư 2020) hoặc và cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam thì các nhà đầu tư sẽ được lựa chọn cơ quan giải quyết tranh chấp là Trọng tài Việt Nam hoặc Tòa án Việt Nam.

Khoản 1 Điều 23 Luật đầu tư 2020 về Thực hiện hoạt động đầu tư của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thì:

1. Tổ chức kinh tế phải đáp ứng điều kiện và thực hiện thủ tục đầu tư theo quy định đối với nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư thành lập tổ chức kinh tế khác; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế khác; đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC nếu tổ chức kinh tế đó thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  1. a) Có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh;
  2. b) Có tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ trên 50% vốn điều lệ;
  3. c) Có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.”

Trường hợp thứ hai:

Nếu một bên trong tranh chấp là nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thuộc một trong các trường hợp quy định tại điểm a, b và c Khoản 1 Điều 23 Luật đầu tư 2020 và bên còn lại không phải là cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam thì các bên có thể lựa chọn một trong các cơ quan tài phán sau: Trọng tài hoặc Tòa án Việt Nam, Trọng tài hoặc Tòa nước ngoài, hoặc có thể là trọng tài do các bên trong tranh chấp thành lập.

Trường hợp thứ ba:

Nếu các bên trong tranh chấp là nhà đầu tư nước ngoài và cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến đầu tư tại Việt Nam thì các bên có thể giải quyết tại Trọng tài hoặc Tòa án Việt Nam trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác trong hợp đồng hoặc theo quy định của Điều ước quốc tế.

Có thể thấy cơ chế giải quyết tranh chấp trong hoạt động đầu tư kinh doanh nước ngoài tại Việt Nam có tính khá thoáng, luôn thể hiện sự tôn trọng quyền lựa chọn và thiện trí giải quyết của Nhà nước Việt Nam đối với các nhà đầu tư, ngay cả với những tranh chấp mà cơ quan nhà nước Việt Nam và nhà đầu tư nước ngoài là các bên trong tranh chấp thì nhà đầu tư nước ngoài cũng không bị bó buộc phải lựa chọn các cơ quan tài phán Việt Nam. Đây cũng là một ưu điểm khiến nhiều nhà đầu tư nước ngoài lựa chọn Việt Nam để đầu tư kinh doanh.

Trên đây là những chia sẻ cơ bản của chúng tôi về hoạt động đầu tư kinh doanh quốc tế và cơ chế giải quyết tranh chấp đầu tư kinh doanh quốc tế tại Việt Nam. Hi vọng bài viết này có ích với các bạn.

Trân trọng.

  1. Để biết thêm thông tin và nhận được các bài viết mới nhất của Công ty Luật TNHH Quốc tế TNTP và Các Cộng sự, vui lòng tham gia các Fanpage trên Facebook của chúng tôi tại:
  1. Để cập nhật các kiến thức pháp lý, vui lòng tìm hiểu theo đường link sau:

https://dsdc.com.vn/category/chia-se-kien-thuc-phap-ly-ban-tin-phap-ly/

  1. Để biết thêm về các dịch vụ pháp lý của Công ty Luật TNHH Quốc tế TNTP và Các Cộng sự, vui lòng tìm hiểu theo các đường link sau:
  1. Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ cho chúng tôi theo thông tin sau:

Công ty Luật TNHH Quốc tế TNTP và Các Cộng sự

Luật sư Nguyễn Thanh Hà

Số điện thoại: 0931 798 818

Email: ha.nguyen@tntplaw.com