Trong hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp thường không tránh khỏi tình trạng đối tác chậm trả các khoản thanh toán. Đôi khi những khoản nợ chậm thanh toán này kéo dài, bị chuyển thành nợ xấu, nợ khó đòi khiến việc thu hồi nợ trở nên khó khăn, gây nên áp lực tài chính cho doanh nghiệp. Do vậy, để đạt được hiệu quả tối đa trong công tác thu hồi nợ, người phụ trách thu hồi nợ cần dự liệu được các phản ứng của khách nợ có thể xảy ra để có cách xử lý hiệu quả nhất, đồng thời xác định thời điểm thu hồi nợ hiệu quả, từ đó đưa ra phương hướng hợp lý.
1. Thời điểm nào thu hồi nợ hiệu quả nhất
Thứ nhất, về thời điểm thích hợp để thu hồi nợ kể từ khi phát sinh nợ: thời điểm thích hợp nhất để thu hồi nợ là từ 1 đến 3 tháng đầu kể từ khi nợ phát sinh.
Do đó, ngay khi phát sinh nợ, doanh nghiệp nên tiến hành các biện pháp để thu hồi nợ, tránh để khoản nợ kéo dài dẫn đến khó có thể thu hồi và ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Thứ hai, về thời điểm thích hợp trong năm để thu hồi nợ: Doanh nghiệp có thể tham khảo bài viết “Thời điểm doanh nghiệp nên thu hồi nợ trong năm”. Quý III của năm là thời điểm “vàng” để doanh nghiệp tiến hành thu hồi nợ. Quý I và Quý II là khoảng thời gian đầu năm, thời điểm này việc kinh doanh của bên nợ mới bắt đầu có lợi nhuận nên cũng sẽ có khả năng trả nhưng không cao. Thời điểm IV tức cuối năm là khoảng thời gian các doanh nghiệp phải tổng kết thu chi và có nhiều khoản phải chi nên không phải là một thời điểm thích hợp để thu hồi nợ.
Do đó, doanh nghiệp nên tiến hành việc thu hồi nợ vào thời điểm là quý III của năm.
2. Những thời điểm khó thu hồi nợ khó khăn
Khoảng thời gian từ 03 đến 12 tháng kể từ khi khoản nợ phát sinh, khả năng thu hồi nợ là khó. Thời gian từ 1 năm trở lên thì tỷ lệ thu hồi nợ thành công thấp. Các khoản nợ phát sinh trên 3 năm thường không có khả năng thu hồi. Vì thế, doanh nghiệp cần lưu ý để đưa ra chiến lược, phương hướng xử lý phù hợp đối với những khoản nợ này.
Bên cạnh đó, tình trạng của doanh nghiệp cũng là một tiêu chí cần xem xét và đánh giá về khả năng thu hồi nợ, ví dụ doanh nghiệp đang thua lỗ, phá sản, hoặc đang khôi phục sản xuất. Đối với các doanh nghiệp đang thua lỗ hoặc phá sản, khả năng thu hồi nợ là rất thấp, vì lúc này các doanh nghiệp đang rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán.
Về cơ bản, khi bên nợ rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán thì cơ hội để thu hồi nợ đã rất thấp và lúc này, các doanh nghiệp cần thực hiện việc xem xét và làm đơn yêu cầu Tòa án thụ lý để có thể nhanh chóng đưa ra giai đoạn thi hành án để cưỡng chế số tài sản còn lại của bên nợ. Với các doanh nghiệp đang trong quá trình khôi phục sản xuất, việc thu hồi nợ cũng rất khó vì lúc này doanh nghiệp đang cần tập trung nguồn tiền để đầu tư vào cung ứng hàng hóa và hoạt động sản xuất.
Khả năng thu hồi nợ thành công hay không phụ thuộc phần lớn vào phương thức thu hồi nợ, do đó doanh nghiệp nên tìm một công ty luật chuyên xử lý nợ xấu để được hỗ trợ ngay từ đầu, tránh việc tốn kém chi phí và bỏ lỡ thời gian thuận lợi cho việc thu hồi nợ. Doanh nghiệp cũng nên tránh để khoản nợ phát sinh trên 3 năm bởi khi đó việc thu hồi nợ sẽ rất khó khăn ngay cả khi doanh nghiệp tiến hành khởi kiện tại Tòa án có thẩm quyền do nợ đã phát sinh quá lâu, khả năng các bên nợ cũng đã không còn tài sản để thi hành án.
Trên đây là những chia sẻ pháp lý của chúng tôi về những thời điểm dễ hoặc khó thu hồi nợ. Mong rằng những thông tin này hữu ích đối với các doanh nghiệp.
Trân trọng,