I. Tranh chấp thương mại là gì?
Tranh chấp thương mại là tranh chấp phát sinh từ hoạt động thương mại giữa các thương nhân với nhau. Đối tượng của tranh chấp thương mại chủ yếu là các hợp đồng thương mại như hợp đồng nguyên tắc, hợp đồng mua bán, hợp đồng cung cấp dịch vụ, hợp đồng môi giới, hợp đồng quảng cáo, và các loại hợp đồng thương mại khác thuộc sự điều chỉnh của Luật Thương mại.
II. Những tranh chấp thương mại thường phát sinh
Trong lĩnh vực thương mại, các tranh chấp thường phát sinh từ quá trình ký kết, thực hiện, chấm dứt hợp đồng thương mại và xoay quanh các điều khoản về:
- Chất lượng của hàng hóa, dịch vụ;
- Điều khoản thanh toán;
- Phạt vi phạm Hợp đồng;
- Thỏa thuận bồi thường thiệt hại;
- Quy định về lưu kho và chi phí vận chuyển;
- Quy định về thời hạn giao hàng, cung cấp dịch vụ;
- Quyền sở hữu trí tuệ đối với hàng hóa, dịch vụ;
- Chuyển giao rủi ro đối với hàng hóa, dịch vụ;
- Vi phạm điều khoản bảo mật thông tin.
III. Khách hàng của TNTP trong tranh chấp thương mại là ai?
Khách hàng của TNTP trong tranh chấp thương mại chủ yếu bao gồm những chủ thể sau:
- Các doanh nghiệp, thương nhân là các bên ký kết Hợp đồng thương mại; hoặc
- Bên thứ ba có quyền và nghĩa vụ liên quan như bên vận chuyển, bên bảo lãnh, bên có tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ và các bên khác tùy theo tính chất của hợp đồng thương mại và tranh chấp.
IV. Khách hàng cần chuẩn bị những gì trước khi làm việc với TNTP?
Trước khi làm việc với TNTP, Khách hàng cần chuẩn bị những thông tin, tài liệu sau:
- Hợp đồng mua bán hàng hóa, Hợp đồng cung ứng dịch vụ, hoặc Hợp đồng thương mại khác;
- Các tài liệu về quá trình thực hiện Hợp đồng của các bên, ví dụ như Biên bản giao nhận hàng hóa, Hóa đơn giá trị gia tăng, Sao kê ngân hàng những lần thanh toán, Đối chiếu công nợ, …;
- Các tài liệu liên quan đến việc phát sinh tranh chấp và quá trình giải quyết tranh chấp giữa các bên như các Công văn trao đổi về hành vi vi phạm của bên vi phạm Hợp đồng, Biên bản yêu cầu bồi thường thiệt hại, Thông báo về việc thanh toán quá hạn, …;
- Các tài liệu khác liên quan đến tranh chấp thương mại (nếu có).
V. Quá trình TNTP tiếp nhận và xử lý thông tin như thế nào?
Khi Khách hàng liên hệ với TNTP, các Luật sư của TNTP sẽ tiếp nhận và xử lý thông tin của Khách hàng như sau:
- Bước 1: Dựa theo các thông tin, tài liệu do Khách hàng cung cấp cũng như trao đổi với Khách hàng, Luật sư của TNTP sẽ nghiên cứu hồ sơ và đưa ra một số tư vấn ban đầu.
- Bước 2: Sau đó, TNTP sẽ gửi một Báo giá kèm theo Phương án triển khai cụ thể cho Khách hàng để Khách hàng cân nhắc việc ký kết Hợp đồng dịch vụ pháp lý với TNTP.
- Bước 3: Trường hợp Khách hàng đồng ý với Báo giá, TNTP sẽ gửi Hợp đồng dịch vụ pháp lý cho Khách hàng. Các Bên sẽ tiến hành ký kết Hợp đồng và Khách hàng sẽ thanh toán phí dịch vụ cho TNTP (nếu có).
Lưu ý rằng phí dịch vụ pháp lý của TNTP là chưa bao gồm thuế Giá trị gia tăng, án phí, phí trọng tài, lệ phí theo quy định của nhà nước, chi phí đi lại cho luật sư, phí dịch thuật, photocopy, công chứng, chứng thực, cước điện thoại đường dài, phí bưu chính, và các chi phí phát sinh hợp lý khác. Trường hợp các chi phí được nêu trên phát sinh, TNTP sẽ đề xuất ý kiến với Khách hàng và TNTP sẽ chỉ thực hiện công việc nếu Khách hàng đồng ý thanh toán chi phí phát sinh hợp lý.
Sau khi ký kết Hợp đồng và nhận phí dịch vụ (trong trường hợp có phí dịch vụ cố định), TNTP sẽ thực hiện các công việc theo Báo giá và theo Phương án triển khai mà Khách hàng đã đồng ý.
VI. Cam kết của TNTP về dịch vụ pháp lý
Với tâm thế luôn luôn bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Khách hàng, TNTP đã, đang và sẽ cố gắng mang lại cho Khách hàng sự tin tưởng và an tâm khi sử dụng dịch vụ pháp lý của TNTP.
Xuyên suốt quá trình cung cấp dịch vụ pháp lý, TNTP đảm bảo sẽ hỗ trợ Khách hàng và triển khai công việc một cách nhanh chóng, kịp thời và hiệu quả nhất, thường xuyên báo cáo tiến trình vụ việc cũng như đưa ra kế hoạch hành động tiếp theo để Khách hàng có thể dễ dàng theo dõi và đánh giá kết quả công việc.