Thu hồi nợ đúng pháp luật trong xã hội xuất hiện từ những khía cạnh nhỏ nhất cho đến các lĩnh vực vĩ mô, từ hoạt động sinh hoạt thường ngày của mỗi người cho đến các dự án tầm cỡ quốc gia. Một khi nợ vẫn còn tồn tại thì vẫn còn nhu cầu thu hồi nợ. Vì vậy, thu hồi nợ là cần thiết đối với xã hội. Để chứng minh cho điều này, TNTP sẽ đưa ra và phân tích các quan điểm trong bài viết “Thu hồi nợ có cần thiết đối với xã hội không?

1. Thu hồi nợ đúng pháp luật giúp đảm bảo an ninh xã hội, giảm tỷ lệ tội phạm

Chắc hẳn bạn vẫn thường thấy các tin tức trên mạng xã hội về việc bên cho vay sử dụng các hành vi vi phạm pháp luật đối với bên nợ như lăng mạ, sỉ nhục, đe dọa sử dụng bạo lực, công khai các thông tin, hình ảnh cá nhân; bên nợ phạm tội, cố ý gây thương tích vì bên có quyền giục trả nợ; các bên xích mích, gây gổ, đánh nhau vì bên nợ không trả nợ đúng hạn, đầy đủ; …

Những điều này đã dấy lên nỗi lo về an ninh trật tự khi hoạt động thu hồi nợ diễn ra, và nhiều khi nó khiến cả người khác bị liên lụy. Hậu quả này xảy ra do các bên thiếu hiểu biết về quy định của pháp luật và không thể kiểm soát cảm xúc của mình. Trường hợp này, nếu có bên thứ ba đứng ra giúp các bên thương lượng, hòa giải, tìm biện pháp giải quyết nợ theo đúng pháp luật thì sẽ góp một phần lớn trong việc đảm bảo trật tự an ninh xã hội và giảm tỷ lệ tội phạm.

Bên thứ ba này thường là các tổ chức, cá nhân có hiểu biết về pháp luật và xử lý nợ, có kinh nghiệm và hiểu rõ tâm lý của các bên trong quan hệ vay nợ. Một trong những tổ chức có khả năng thu hồi nợ tốt nhất và đúng quy định của pháp luật hiện nay chính là các công ty luật, văn phòng luật sư. Với chuyên môn của mình, luật sư sẽ đại diện khách hàng để tìm ra phương án thu hồi nợ hiệu quả nhất. Quan trọng hơn, các biện pháp này đều được thực hiện theo quy định của pháp luật, đảm bảo an toàn cho xã hội.

Thu hồi nợ đúng pháp luật hiệu quả như thế nào

2. Thu hồi nợ là trợ thủ đắc lực của các ngân hàng

Không chỉ có nợ giữa các cá nhân, doanh nghiệp với nhau, các khoản nợ vốn, thuế, phí, lệ phí cũng là một khoản tiền lớn khiến các ngân hàng phải “đau đầu”.

Khác với các khoản nợ của cá nhân và doanh nghiệp vốn có số lượng con nợ ít, các bên nợ của ngân hàng thường có số lượng khổng lồ. Do đó, các ngân hàng luôn phải có một bộ phận riêng chuyên thu hồi nợ, tuy nhiên lực lượng này cũng vẫn không thể đáp ứng đủ so với nhu cầu.

Do đó, các ngân hàng thường tìm đến những tổ chức chuyên thu hồi nợ để xử lý các khoản nợ. Bằng cách này, các tổ chức thu hồi nợ trở thành những trợ thủ đắc lực, giảm tải công việc và áp lực cho các ngân hàng.

3. Thu hồi nợ đúng pháp luật nâng cao kiến thức pháp luật cho mọi người

Trong quá trình giải quyết, bên thu hồi nợ sẽ trao đổi, làm việc với các bên và tư vấn những quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của mỗi bên khi cho vay và khi thanh toán khoản nợ. Thông qua tổ chức thu hồi nợ, các bên sẽ có kiến thức về pháp luật để hạn chế các hành vi thu hồi nợ trái pháp luật, cũng như việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mỗi bên một cách hợp pháp. Như vậy, thu hồi nợ có thể nâng cao kiến thức pháp luật cho mọi người.

4. Thu hồi nợ giải quyết vấn đề lao động cho xã hội

Với việc nợ ngày càng tăng và phổ biến hơn, nhu cầu thu hồi nợ cũng cao hơn. Việc này đã thu hút được một số lượng người lao động không nhỏ tham gia với công việc chủ yếu là liên hệ với các bên nợ và theo dõi quá trình thanh toán khoản nợ của các bên nợ.

Các vị trí thu hồi nợ không chỉ được tuyển trong các ngân hàng mà nhu cầu tuyển dụng tại các công ty tài chính, công ty luật cũng rất lớn. Có thể thấy thu hồi nợ là một ngành nghề có tiềm năng sẽ giúp giải quyết vấn đề lao động không nhỏ cho xã hội.

Tổng kết

Kết lại, thu hồi nợ là một hoạt động có ích cho xã hội nếu được thực hiện đúng theo quy định của pháp luật và được quản lý chặt chẽ. Hoạt động thu hồi nợ hợp pháp có thể giảm thiểu tỷ lệ tội phạm, đảm bảo an ninh trật tự, hỗ trợ đắc lực cho các ngân hàng và cơ quan có thẩm quyền, giúp các bên nâng cao kiến thức pháp luật liên quan đến vay nợ và giải quyết việc làm cho người lao động. Trên đây là những phân tích pháp lý về “Thu hồi nợ có cần thiết đối với xã hội không?”. Hy vọng bài viết này có ích với bạn.

Hiền Nguyễn