Dịch bệnh Covid-19 ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh cũng như tài chính của các đối tác và bên có nghĩa vụ trả nợ. Hãy lưu ý phòng ngừa rủi ro phát sinh các khoản nợ khi thực hiện các giao dịch mua bán theo Hợp đồng trong thời điểm này. Cụ thể như sau:

Trước khi giao kết Hợp đồng

  • Tìm hiểu, thu thập kỹ càng thông tin và tình hình hoạt động kinh doanh của đối tác. Để từ đó làm cơ sở giao kết Hợp đồng và tạo lập các điều khoản cần thiết.
  • Đặc biệt lưu ý đối tác có hoạt động kinh doanh chịu ảnh hưởng trực tiếp từ dịch bệnh. Đây là đối tượng chịu nhiều thiệt hại từ việc tạm ngừng hoạt động do dịch bệnh. Do đó khả năng tài chính bị sụt giảm và khả năng phát sinh công nợ là có thể thấy được.
  • Với đối tác mới cần tìm hiểu thông tin và tình hình kinh doanh sáu tháng gần nhất. Những bên thay đổi nhà cung cấp do nhà cung cấp trước đó không còn chấp nhận công nợ, ta cần cân nhắc kỹ trước khi giao kết hợp đồng. Không giao kết hợp đồng với bên đã và đang gánh chịu công nợ, cũng như chưa có cam kết trả nợ. Để tránh rủi ro trong tương lai.

Trong khi giao kết Hợp đồng

  • Lưu ý về thẩm quyền ký kết Hợp đồng của đối tác. Người có thẩm quyền ký kết Hợp đồng là người đại diện theo pháp luật. Trong trường hợp người đại diện theo pháp luật ủy quyền cho người khác để ký Hợp đồng, cần yêu cầu Giấy ủy quyền cho việc ủy quyền này.
  • Yêu cầu đối tác đặt cọc và/hoặc thêm điều khoản về bảo đảm thanh toán tại Hợp đồng.
  • Lưu ý điều khoản về tạm ngừng cung cấp hàng hóa khi đối tác chưa hoàn thành thanh toán các khoản nợ đến hạn.
  • Đề nghị đối tác thanh toán thông qua hình thức chuyển khoản. Do lợi thế về việc quản lý, lưu trữ chứng từ. Và Ngân hàng có thể hỗ trợ trích xuất các tài liệu làm chứng cứ nếu xảy ra tranh chấp.

Quá trình thực hiện Hợp đồng

  • Tuân thủ và giám sát sự tuân thủ Hợp đồng của Đối tác.
  • Các chứng từ giao nhận, biên bản đối chiếu công nợ, công văn trao đổi giữa các Bên cần được ký xác nhận và đóng dấu bởi mỗi Bên.

Sau khi phát sinh công nợ  

  • Trường hợp đối tác vi phạm nghĩa vụ thanh toán, cần gửi công văn yêu cầu thanh toán trong thời gian sớm nhất sau khi hết thời hạn thanh toán theo Hợp đồng. Nội dung Công văn yêu cầu thanh toán cần ấn định thời hạn thanh toán cụ thể, hợp lý. Những công văn đề cập đến công nợ được gửi cho đối tác cần được lấy Báo phát để thuận tiện trong việc theo dõi việc nhận thư của đối tác và là cơ sở để đối tác phản hồi.
  • Đề nghị đối tác phản hồi về khoản nợ bằng văn bản. Trong đó thể hiện lịch trình thanh toán và cam kết thanh toán của đối tác theo lịch trình.
  • Theo dõi và nhắc nhở đối tác về việc thanh toán theo lịch trình đã cam kết.
  • Tổng hợp và chuẩn bị các tài liệu cần thiết cho việc thương lượng và khởi kiện giải quyết tranh chấp tại Tòa án trong tương lai.

Hy vọng những cảnh báo pháp lý này của TNTP là hữu ích cho Quý Khách hàng trong những hoạt động kinh doanh sắp tới.

Trân trọng.

 

Có thể bạn quan tâm đến: Thu hồi nợ trong hoạt động Thương mại/ Dân sự/ Tín dụng/ Lao động/ Xây dựng.

Công ty Luật TNHH Quốc tế TNTP & Các Cộng sự

Địa chỉ: Tầng 4 số 200 Nguyễn Lương Bằng, Phường Quang Trung, Quận Đống Đa, Hà Nội

Luật sư: Nguyễn Thanh Hà

Email: ha.nguyen@tntplaw.com