Nhu cầu sử dụng dịch vụ thu hồi nợ của các doanh nghiệp hiện nay trong xã hội đang có xu hướng ngày càng tăng vì nền kinh tế Việt Nam và thế giới sau đại dịch Covid-19 đang trong giai đoạn phục hồi. Kèm theo sự thay đổi pháp luật của Việt Nam đối với hoạt động thu hồi nợ dẫn đến nhu cầu thu hồi nợ càng trở nên cấp bách. Để có thể giúp các doanh nghiệp đưa ra lựa chọn về việc sử dụng dịch vụ thu hồi nợ phù hợp với khả năng tài chính của mình. TNTP sẽ đưa ra các thông tin về phí dịch vụ thu hồi nợ doanh nghiệp cần bỏ ra trong quá trình sử dụng dịch vụ thu hồi nợ của công ty luật.

1. Phí dịch vụ cố định

Tương tự như việc sử dụng các dịch vụ khác trong xã hội, dịch vụ thu hồi nợ của công ty luật cũng sẽ có mức phí dịch vụ tương ứng. Đầu tiên là phí dịch vụ cố định, đây là khoản phí doanh nghiệp sẽ phải chi trả trước khi công ty luật tiến hành các hoạt động thu hồi nợ cần thiết và thường được thanh toán ngay sau khi các bên ký kết Hợp đồng dịch vụ pháp lý. Khoản phí này sẽ được công ty luật sử dụng trong việc duy trì nhân lực và tiến hành các biện pháp nằm trong dịch vụ thu hồi nợ đã giao kết với khách hàng và không hoàn lại trong bất cứ trường hợp nào.

Tuỳ thuộc vào giá trị khoản nợ và khả năng thu hồi nợ mà giá trị của phí dịch vụ cố định sẽ khác nhau. Thông thường, một khoản nợ từ vài trăm triệu đồng trở lên sẽ có phí dịch vụ cố định dao động từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

2. Phí thành công

Khác với phí cố định, phí thành công là khoản tiền khách hàng thanh toán cho công ty luật thu hồi nợ sau khi nhận được bất cứ khoản thanh toán nào từ bên nợ. Thông thường mức phí thành công sẽ được tính trên tỷ lệ phần trăm khoản tiền doanh nghiệp thành công nhận được từ bên nợ.

Tỷ lệ phần trăm phí thành công sẽ được thỏa thuận giữa khách hàng và công ty luật thu hồi nợ trước khi bắt đầu hoạt động thu hồi. Tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể mà tỷ lệ phí thành công có thể dao động từ 10% đến 30% của số tiền nợ được thu hồi thành công.

3. Chi phí di chuyển

Để tiến hành hoạt động thu hồi nợ, công ty luật thực hiện dịch vụ thu hồi nợ sẽ phải di chuyển thường xuyên đến địa chỉ của bên nợ. Đó có thể là địa chỉ nhà, địa chỉ trụ sở hoặc địa chỉ đặt nhà máy của bên nợ. Tuỳ thuộc vào khoảng cách và phương tiện di chuyển mà chi phí di chuyển sẽ được tính khác nhau.

Tuy nhiên trong nhiều trường hợp, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ thu hồi nợ có thể thoả thuận về việc sẽ hỗ trợ công ty luật trong việc di chuyển đến các địa chỉ cần thiết phục vụ hoạt động thu hồi nợ. Khi đó tuỳ thuộc vào thoả thuận của các bên mà có phí di chuyển có thể phát sinh trong phí dịch vụ thu hồi nợ hoặc không.

4. Chi phí cho hoạt động tố tụng

Ngoài các khoản phí dịch vụ thu hồi nợ doanh nghiệp phải bỏ ra là các chi phí cho hoạt động tố tụng, nếu doanh nghiệp đồng ý tiến hành phương án giải quyết tranh chấp tại các cơ quan giải quyết tranh chấp như Trung tâm Trọng tài thương mại hoặc Toà án thì sẽ phát sinh thêm các khoản chi phí cho hoạt động tố tụng. Khi đó, doanh nghiệp sẽ phải đóng các khoản tiền bao gồm: Phí Trọng tài nếu doanh nghiệp khởi kiện tại Trung tâm Trọng tài thương mại; hoặc Tiền tạm ứng án phí khi doanh nghiệp khởi kiện tại Toà án nhân dân có thẩm quyền.

Tương tự như các chi phí khác doanh nghiệp phải bỏ ra trong hoạt động thu hồi nợ, chi phí cho hoạt động tố tụng tại các cơ quan giải quyết tranh chấp phụ thuộc vào giá trị khoản nợ doanh nghiệp yêu cầu bên nợ phải thanh toán. Thông thường, giá trị của Phí Trọng tài thường sẽ lớn hơn Tiền tạm ứng án phí, tuỳ thuộc vào nội dung Hợp đồng mà doanh nghiệp có thể lựa chọn cơ quan giải quyết tranh chấp tương ứng.

Trên đây là bài viết của TNTP về “Phí dịch vụ thu hồi nợ”, mong rằng bài viết này có ích với hoạt động của các doanh nghiệp.

Trân trọng