Tại Mỹ – quốc gia có nền kinh tế phát triển với phương thức chi tiêu hầu hết bằng hình thức tín dụng – tiêu trước trả sau thì vấn đề thu hồi nợ đặc biệt được quan tâm và kiểm soát chặt chẽ. Năm 1978, Quốc hội Mỹ đã thông qua Luật thu hồi nợ công bằng (Fair Debt Collection Practices Act – FDCPA) nhằm kiểm soát các hoạt động thu hồi nợ tại Mỹ, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và tạo lập môi trường thu hồi nợ minh bạch, rõ ràng. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ cho độc giả một số nội dung của pháp luật thu hồi nợ của Mỹ:

1. Thông tin cơ bản về Luật thu hồi nợ

a) Cơ quan thực thi Luật

Luật Thu hồi nợ được thực thi bởi Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ (Federal Trade Commission – cơ quan trực thuộc Chính phủ và chịu trách nhiệm về bảo vệ người tiêu dùng trên phạm vi toàn Liên bang.

b) Đối tượng điều chỉnh

Theo quy định của Luật, đối tượng điều chỉnh là các bên thu hồi nợ. Bên thu hồi nợ là bên thực hiện công việc thu hồi nợ. Bên thu hồi nợ có thể gồm: công ty, đại lý thu hồi nợ, luật sư và bên công ty thứ ba mua lại khoản nợ và tiến hành thu hồi nợ sau đó (công ty mua bán nợ).

c) Đặc điểm của Luật thu hồi nợ công bằng

FDCPA không bảo vệ bên nợ khỏi những người đang cố gắng thu nợ. Ví dụ, nếu bạn nợ tiền cửa hàng bán phần cứng ở địa phương và chủ cửa hàng gọi bạn để thu nợ, người đó không phải là người đòi nợ theo các điều khoản của đạo luật này. FDCPA chỉ áp dụng cho người thu nợ bên thứ ba, chẳng hạn như những người làm việc cho một công ty thu nợ. Nợ thẻ tín dụng, hóa đơn y tế, khoản vay sinh viên, thế chấp và các khoản nợ hộ gia đình khác đều được bao hàm trong đạo luật này.

2. Một số nội dung cơ bản của Luật thu hồi nợ tại Mỹ

a) Thời điểm tiếp xúc thu hồi nợ

Bên thu hồi nợ không được phép tùy ý liên lạc, tiếp xúc với bên nợ để thu hồi nợ. Trừ khi người tiêu dùng đồng ý (bằng lời nói hoặc văn bản) thì bên thu hồi nợ mới được liên hệ với người tiêu dùng trong khoảng thời gian trước 8h sáng hoặc sau 9h tối hoặc trong thời gian làm việc của người tiêu dùng.

b) Quyền của người tiêu dùng từ chối gặp gỡ, trả lời bên thu hồi nợ

Người tiêu dùng có quyền yêu cầu bằng văn bản về việc bên thu hồi nợ chấm dứt liên hệ với mình để thu hồi nợ. Để thực hiện quyền này, người tiêu dùng cần lưu ý như sau:

  • Gửi văn bản yêu cầu bên thu hồi nợ chấm dứt liên lạc.
  • Giữ lại một bản sao của thông báo này. Người tiêu dùng nên gửi yêu cầu theo đường bưu điện và đề nghị bên bưu điện gửi báo cáo đã chuyển phát thành công lại cho mình.

Như vậy, người tiêu dùng đã có bằng chứng hợp lệ về việc gửi yêu cầu đề nghị bên thu hồi nợ chấm dứt liên lạc với mình.

c) Việc liên hệ với bên thứ ba để đề cập về khoản nợ của người tiêu dùng

Nếu người tiêu dùng có luật sư riêng được ủy quyền giải quyết nợ thì bên thu hồi nợ có thể liên lạc với luật sư của người tiêu dùng để trao đổi về vấn đề nợ. Nếu không có luật sư, thì bên thu hồi nợ chỉ được liên hệ với bên thứ ba (đồng nghiệp, bạn bè, người thân…) để hỏi về địa chỉ và số điện thoại nhà riêng của người tiêu dùng. Thông thường thì bên thu hồi nợ chỉ được liên hệ với bên thứ ba không quá một lần và không được phép nói về các khoản nợ của bên nợ.

d) Bên thu hồi nợ có trách nhiệm chứng minh khoản nợ của người tiêu dùng

Nếu người tiêu dùng gửi văn bản cho bên thu hồi nợ thông báo họ không nợ hoặc yêu cầu bên thu hồi nợ cung cấp bằng chứng thì bên thu hồi nợ phải chấm dứt liên lạc với bên nợ. Người tiêu dùng phải gửi yêu cầu này trong vòng 30 ngày kể từ khi nhận được thông báo thu hồi nợ. Tuy nhiên, bên thu hồi nợ có thể tiếp tục liên hệ với người tiêu dùng sau khi họ cung cấp bằng chứng nợ như bản copy của hóa đơn chi tiêu.

e) Bên thu hồi nợ không được phép thực hiện các hành vi sau đây để thu hồi nợ

Đe dọa

Bên thu hồi nợ không được đe dọa, quấy nhiễu người tiêu dùng hoặc bất kỳ bên thứ ba     nào mà họ liên hệ để thu hồi nợ.

  • Gian dối

Bên thu hồi nợ không được lừa dối khi liên hệ với các bên để thu hồi nợ.

  • Hành vi đối xử không công bằng

Bên thu hồi nợ không được thực hiện các hành vi không công bằng khi thu hồi nợ.

f) Quyền lựa chọn thanh toán nợ

Đối với trường hợp người tiêu dùng nợ nhiều khoản thì họ có quyền chọn lựa khoản nợ nào sẽ được thanh toán trước. Bên thu hồi nợ không được phép thu hồi nợ đối với các khoản nợ mà người tiêu dùng cho rằng họ không nợ.

g) Người tiêu dùng làm gì nếu phát hiện bên thu hồi nợ vi phạm pháp luật

Người tiêu dùng có quyền kiện bên thu hồi nợ nợ ra tòa án bang hoặc tòa án liên bang trong vòng một năm kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm pháp luật. Nếu thắng kiện, người tiêu dùng sẽ được bên thu hồi nợ bồi thường số tiền tương ứng với các khoản chi phí mà người tiêu dùng phải chịu do lỗi của bên thu hồi nợ (nếu cung cấp được bằng chứng), ví dụ như giảm lương hoặc hóa đơn y tế và các chi phí khởi kiện. Trường hợp không có bằng chứng về các khoản thiệt hại thì tòa có thể yêu cầu bên thu hồi nợ bồi thường tối đa 1000 đô la Mỹ.

Có thể thấy dưới sự điều chỉnh của FDCPA, quá trình thu hồi nợ tại Mỹ khá phức tạp và đòi hỏi sự hiểu biết sâu sắc, đúng đắn về pháp luật Mỹ và sự phân chia trong hệ thống pháp luật Mỹ. Các doanh nghiệp Việt Nam có thể xem xét và học hỏi kinh nghiệm cũng như có thể lựa chọn để tiến hành việc thu hồi nợ tại Mỹ một cách hiệu quả. Trên đây là chia sẻ kiến thức pháp lý về những đặc thù về việc thu hồi nợ tại Mỹ. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho các bạn.

Tra