Trong hoạt động kinh doanh, một trong số những vấn đề các doanh nghiệp thường gặp là giải quyết tranh chấp và thu hồi công nợ. Đây đều là các vấn đề liên quan đến quá trình giải quyết các vấn đề tài chính, duy trì dòng tiền của doanh nghiệp nhưng lại có bản chất khác nhau. Trong bài viết này, TNTP sẽ giải thích sự khác biệt giữa giải quyết tranh chấp và thu hồi nợ đối với các doanh nghiệp.

1. Giải quyết tranh chấp trong hoạt động của doanh nghiệp

Tranh chấp trong hoạt động của doanh nghiệp có thể phát sinh trong mọi khía cạnh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Đó có thể là tranh chấp về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng như tranh chấp về việc không giao hàng, không thanh toán tiền,… Tranh chấp liên quan đến mối quan hệ giữa doanh nghiệp và người sử dụng lao động như việc giảm lương, bồi thường, thay đổi chức vụ, sa thải người lao động.

Nếu quá trình hoạt động của doanh nghiệp giống như việc lái một con thuyền giữa biển, việc giải quyết tranh chấp tương tự như cách để vận hành con thuyền đi đúng hướng và không bị chìm. Nếu các tranh chấp phát sinh nhưng không được giải quyết kịp thời có thể ảnh hường nghiêm trọng đến quá trình hoạt động của doanh nghiệp, hoặc thậm chí có thể khiến doanh nghiệp rơi vào hoàn cảnh mất khả năng thanh toán và không còn đủ khả năng hoạt động. Đó là chưa kể đến những phát sinh pháp lý có thể khiến doanh nghiệp bị xử phạt hoặc bị áp dụng các biện pháp pháp lý khác.

Do đó, việc giải quyết tranh chấp trong hoạt động của doanh nghiệp có tầm quan trọng tương đương với việc vận hành doanh nghiệp.

2. Thu hồi nợ doanh nghiệp

Là quá trình doanh nghiệp tiến hành các biện pháp để buộc bên nợ hoặc các đối tác thanh toán khoản tiền mà họ có nghĩa vụ thanh toán nhưng không thanh toán đúng hạn. Mục đích của việc thu hồi nợ nhằm đảm bảo thanh khoản của doanh nghiệp và giảm thiểu các khoản nợ quá hạn nhằm hạn chế tối đa rủi ro tín dụng của doanh nghiệp.

Các phương pháp thu hồi nợ có thể bao gồm: Thương lượng, đàm phán, khởi kiện hoặc sử dụng dịch vụ thu hồi nợ của các công ty luật. Tuỳ thuộc vào số tiền cần thu hồi nợ, mức độ quan trọng của khoản nợ mà doanh nghiệp sẽ áp dụng các biện pháp phù hợp.

Nếu doanh nghiệp không có biện pháp thu hồi nợ hiệu quả và khéo léo có thể dẫn đến nhiều rủi ro trong quá trình hoạt động như mất nguồn khách hàng hoặc đối tác, mất khả năng kiểm soát dòng tiền dẫn đến quá trình hoạt động gặp khó khăn.

Ngoài ra, việc thu hồi nợ sẽ yêu cầu các kỹ năng và khả năng dự phòng, chuẩn bị vì trong quá trình thu hồi nợ, doanh nghiệp cũng sẽ phải bỏ ra chi phí và nhân lực, cũng như thời gian để tiến hành việc thu hồi nợ. Đó là chưa kể đến việc các giai đoạn thu hồi nợ kéo dài hoặc thậm chí không đem lại kết quả. Do đó, các doanh nghiệp cần đầu tư cho bộ phận pháp chế, hoặc sử dụng dịch vụ thu hồi nợ để đảm bảo hiệu quả thu hồi nợ, cũng như tiết kiệm tối đa chi phí và thời gian trong quá trình thu hồi nợ.

3. Mối quan hệ giữa giải quyết tranh chấp và thu hồi nợ

Tuy tranh chấp và nợ là hai vấn đề khác nhau trong hoạt động của doanh nghiệp, tuy nhiên, chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau. Khi doanh nghiệp có các khoản nợ không được thanh toán đúng hạn, thì có thể dẫn đến các tranh chấp phát sinh. Ngược lại, khi các tranh chấp phát sinh hoàn toàn có thể dẫn đến khó khăn trong việc thu hồi nợ. Do đó, việc giải quyết tranh chấp và thu hồi nợ là hai vấn đề không thể tách rời trong hoạt động của doanh nghiệp. Việc kết hợp giữa giải quyết tranh chấp và thu hồi nợ sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu hoá hoạt động kinh doanh của mình, giảm thiểu rủi ro và đảm bảo tính thanh khoản của doanh nghiệp.

Trân trọng,