Hiện nay, tranh chấp phát sinh trong các lĩnh vực (thương mại, xây dựng,..) xảy ra ngày càng nhiều. Tuy nhiên, số lượng vụ việc được giải quyết tại các cơ quan có thẩm quyền như Tòa án và Trọng tài lại chiếm tỷ lệ thấp so với số lượng vụ việc phát sinh trên thực tế. Bởi các bên thường có tâm lý ngại ra Tòa án hoặc Trọng tài giải quyết tranh chấp. Bên bị thiệt hại thường cố gắng giải quyết bằng thương lượng và hòa giải. Thậm chí, nhiều Bên bị thiệt hại chấp nhận và không tiến hành bất kỳ hành động pháp lý nào đề đòi lại quyền của mình.

Vậy tại sao Bên bị thiệt hại lại cam chịu như vậy và giải pháp nào cho Bên bị thiệt hại đòi lại quyền và lợi ích hợp pháp lẽ ra thuộc về mình? Bài viết dưới đây sẽ là câu trả lời cho tất cả.

Tâm lý ngại tiến hành thủ tục tố tụng của Bên bị thiệt hại

Khi phát sinh tranh chấp, bên bị thiệt hại trước tiên sẽ tìm cách thương lượng và hòa giải. Nếu giải pháp thương lượng và hòa giải không có hiệu quả, Bên bị thiệt hại cần tiến hành các thủ tục tố tụng tại Cơ quan có thẩm quyền để đòi lại quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Tuy nhiên, Bên bị thiệt hại thường không làm vậy các lý do sau:

(a) Lo sợ hồ sơ và các chứng cứ, tài liệu không đủ để khởi kiện.

(b) Lo sợ Tòa án không giải quyết vụ việc của mình một cách khách quan.

(c) Lo sợ thời gian khởi kiện bị kéo dài mà không rõ kết quả trong tương lai có như mình mong muốn hay không?

(d) Lo sợ ảnh hưởng đến danh dự, uy tín và thương hiệu của cá nhân, tổ chức trong và sau khi khởi kiện …

(e) Sợ bị mất tài sản và sợ không đòi được tài sản.

Do đó, mặc dù Bên bị thiệt hại đã phải gánh chịu nhiều thiệt hại to lớn, thậm chí đánh mất toàn bộ tài sản tích cóp cả đời hoặc thiệt hại lớn cho tổ chức nhưng Bên gây thiệt hại vẫn thoải mái tiếp tục gây thiệt hại cho nhiều bên khác và cuối cùng thì “người tốt luôn là người thua thiệt và người xấu thì luôn hưởng lợi”.

Giải pháp nào cho Bên Bị thiệt hại

Đầu tiên, Bên bị thiệt hại cần nhận ra là sự thiệt hại đã xảy ra rồi. Đó là sự thật khách quan và không thể thay đổi được. Do đó, ta phải giữ đủ bình tĩnh để xác định tiếp theo mình cần làm gì. Thương lượng và hòa giải là biện pháp tốt nhất. Tuy nhiên, nếu không hiệu quả thì hãy coi việc tiến hành thủ tục tố tụng là cần làm đề đòi lại quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Bên bị thiệt hại cũng nên bĩnh tình để làm rõ các yếu tố như:

(i) Hồ sơ mình ko rõ ràng thì thu thập thêm tài liệu.

(ii) Tòa án là cơ quan pháp luật luôn phải tuân theo pháp luật và không thể đổi trắng thay đen.

(iii) Bên bị thiệt hại khởi kiện và thủ tục tố tụng có thể kéo dài. Nhưng nếu mình không tiến hành thủ tục tố tụng thì chắc chắn không thể đòi lại quyền lợi đã mất.

(iv) Mọi người sớm muộn sẽ biết sự việc và Bên bị thiệt hại không thể tránh được uy tín, danh dự bị ảnh hưởng.

Khi giải quyết tranh chấp, nhiều khi vấn đề pháp lý không phải là lớn nhất mà chính là vấn đề tâm lý. Bên bị thiệt hại phải vượt qua được tâm lý sợ hãi của mình. Bình tĩnh mới có thể giải quyết vụ việc hiệu quả nhất. Khi đã vượt qua được tâm lý sợ hãi và sẵn sàng đối mặt với các thủ tục tố tụng tốn kém thời gian và chi phí trong tương lai là lúc Bên gây thiệt hại lo sợ và giúp Bên bị thiệt hại có cơ hội lớn hơn để lấy lại những gì đã mất.

Kết luận:

Tố tụng là thủ tục có thể chưa chắc bảo vệ quyền lợi hợp pháp của Người bị hại. Nhưng thủ tục tố tụng chắc chắn làm tăng khả năng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp. Người tốt sẽ ít bị thiệt hơn. Và người xấu sẽ không thể mãi được lợi. Xã hội sẽ tốt đẹp hơn. Người xấu sẽ phải chịu hậu quả lớn vì gây thiệt hại cho NGƯỜI TỐT MẠNH MẼ.

Và nhiều khi Giải quyết tranh chấp là Cuộc chiến tâm lý chứ không phải cuộc chiến pháp lý.

Trên đây là các chia sẻ của chúng tôi về Tâm lý của Bên bị thiệt hại khi GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP. Mong rằng bài viết này hữu ích với các bạn.

 

Có thể bạn quan tâm đến: Tranh chấp hợp đồng hợp tác đầu tư

 

Công ty Luật TNHH Quốc tế TNTP và Các Cộng sự

Tầng 4, Số 200 Nguyễn Lương Bằng, Phường Quang Trung, Quận Đống Đa, Hà Nội

Luật sư Nguyễn Thanh Hà

Email: ha.nguyen@tntplaw.com