Hàng mẫu là vật làm mẫu cho các hợp đồng mua bán theo mẫu giữa các bên chủ thể của hợp đồng mua bán. Theo hợp đồng mua bán hàng theo mẫu, người bán có nghĩa vụ cung cấp các loại hàng hóa giống như mẫu cho người mua. Tuy nhiên, trên thực tế cũng cho thấy không ít những tranh chấp đã xảy ra liên quan đến vấn đề này. Vậy khi ký kết, thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa theo mẫu, các doanh nghiệp cần phải lưu ý những điểm gì? Hãy cùng TNTP tìm hiểu bài viết dưới đây.

1. Hàng mẫu là gì?

Hàng mẫu là hàng dùng làm mẫu để sản xuất, chế biến, gia công, mua bán. Trong mua bán hàng hóa quốc tế, hàng mẫu là vật làm mẫu cho các hợp đồng mua bán hàng theo mẫu giữa các bên chủ thể của hợp đồng mua bán ngoại thương. Theo hợp đồng mua bán hàng mẫu, người bán có nghĩa vụ cung cấp loại hàng hóa giống như mẫu các bên đã xác nhận, thống nhất cho người mua.

2. Những lưu ý cho doanh nghiệp khi thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa theo mẫu

Nguyên nhân phát sinh tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa theo mẫu

Một trong những nguyên nhân dẫn đến phát sinh tranh chấp liên quan đến mẫu hàng hóa đó là: các bên không tính đến vấn đề thời tiết, khí hậu hay thổ nhưỡng khi lấy mẫu, lưu mẫu hay bảo quản mẫu. Vì chất lượng mẫu có thể thay đổi dưới tác động của nhiệt độ và độ ẩm, đặc biệt là với những hàng hóa như than xăng dầu.

Quy trình, thủ tục lấy mẫu

Quy trình thủ tục lấy mẫu cũng cần các bên thực hiện đúng nguyên tắc theo sự chứng kiến của ca 3 bên: bên bán, bên mua và đại diện trung gian khách quan khác. Mẫu lấy xong cần được niêm phong ký xác nhận của các bên.

Quá trình lấy mẫu cũng cần phải được thể hiện bằng văn bản ghi ngày giờ rõ ràng, có chữ ký của các bên. Trên thực tế cũng cho thấy đây là 1 trong những rủi ro rất dễ gặp phải của doanh nghiệp khi mua bán hàng hóa theo mẫu bỏ qua nguyên tắc này.

Đối tượng thường được áp dụng của hợp đồng mua bán hàng hóa theo mẫu

Phương thức mua hàng theo mẫu thường dùng áp dụng cho những mặt hàng có quy cách phẩm chất ít bị biến động do tác động môi trường, khó tiêu chuẩn hóa, khó mô tả như các  mặt hàng may mặc, các loại hạt, quặng hay xăng dầu khí đốt,… và đối với mỗi mặt hàng, số lượng lấy mẫu cũng khác nhau.

Không nên mua bán hàng hóa hoặc gia công sản xuất những hàng hóa bản quản khó khăn hoặc những hàng hóa độc hại, nguy hiểm trong quá trình bảo quản hàng hóa đó.

Vì vậy, doanh nghiệp cần lưu ý đối với mỗi mặt hàng mà áp dụng phương pháp này cho phù hợp.

3. Lưu ý khi thỏa thuận, soạn hợp đồng để đảm bảo chất lượng hàng hóa đạt chuẩn mẫu

Giai đoạn trước khi ký Hợp đồng mua bán

Trước khi Các bên ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa theo mẫu cần tiến hành nghiệm thu sản phẩm mẫu. Bên bán và bên mua cần lập văn bản thỏa thuận về quy trình xử lý và bảo quản hàng hóa, các biện pháp so sánh đối chiếu về hàng hóa theo mẫu được lưu trữ và hàng hóa được sản xuất ra. Những điều kiện nghiệm thu về hàng hóa, trên cơ sở đó mới tiếp nhận về việc giao hàng và chuyển quyền sở hữu từ bên bán sang bên mua. Các thỏa thuận này là căn cứ để các bên quy định chi tiết, chặt chẽ và đảm bảo đầy đủ tại Hợp đồng mua bán.

Giai đoạn sau khi ký Hợp đồng mua bán

Trong hợp đồng mua bán hàng hóa theo mẫu, cần có tiêu chí rõ ràng về chất lượng của hàng hóa. Nếu có những quy chuẩn về hàng hóa đang được áp dụng thì cũng cần chỉ rõ áp dụng theo quy chuẩn nào.

Đặc biệt, đối với những hàng hóa phải đảm bảo giống hàng mẫu 100%, bên bán phải có nghĩa vụ giao hàng hóa giống 100% hàng mẫu các bên đã thống nhất. Bên cạnh đó, đối với những hàng hóa không cần đảm bảo chất lượng giống hàng mẫu 100%, các bên cần thỏa thuận điều khoản giới hạn chênh lệch chất lượng hàng hóa trong Hợp đồng, nếu hàng hóa bên bán cung cấp chất lượng chênh lệch vượt quá giới hạn cho phép thì khi đó mới bị coi vi phạm nghĩa vụ hợp đồng.

Trên đây là bài viết của TNTP về “Bài học thực tiễn cho doanh nghiệp từ tranh chấp hợp đồng mua bán theo mẫu”. Hy vọng bài viết trên cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích cho bạn.

Trân trọng,