Trong quan hệ mua bán, vay nợ và kinh doanh là các loại quan hệ diễn ra thường xuyên. Tuy nhiên, không phải lúc nào thu hồi nợ cũng diễn ra suôn sẻ. Nếu một bên gặp vấn đề trong hoạt động kinh doanh thì sẽ có thể phát sinh các khoản nợ. Hoặc bên vay không đủ khả năng để thanh toán khoản nợ khi đến hạn. Tất cả đều dẫn đến những tranh chấp.

Hiện nay, các vụ việc giải quyết tranh chấp thu hồi nợ rất được quan tâm. Thực tế cho thấy các chủ nợ thường có xu hướng đòi nợ vào cuối năm. Bởi họ cần tiền để quyết toán tài chính và chuẩn bị cho năm mới. Vậy thu hồi nợ vào thời điểm cuối năm có thực sự hiệu quả và hợp lý hay không? Nếu không thì thời điểm nào trong năm là hợp lý nhất để đòi nợ? Bài viết này sẽ làm sáng tỏ những câu hỏi trên.

1. Thu hồi nợ vào thời điểm cuối năm có thực sự hiệu quả và hợp lý hay không?

Cuối năm là thời điểm tổng kết về kết quả hoạt động kinh doanh, thương mại. Đồng thời đây cũng là thời điểm để quyết toán thuế, trả lương, thưởng cho người lao động. Thanh toán các khoản nghĩa vụ tài chính khác cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Do đó, chủ nợ thường thu hồi các khoản nợ vào lúc này để tránh hao hụt tài chính. Hoặc để dành vốn cho hoạt động kinh doanh của năm tới.

Ngoài ra, các vụ thu hồi khoản nợ xảy ra nhiều hơn vào cuối năm bởi Tết. Tết là dịp lễ truyền thống quan trọng của Việt Nam, mỗi người đều muốn sắm sửa cho gia đình. Việc thu hồi được một khoản có thể mang lại ý nghĩa lớn cho gia đình chủ nợ. Hơn nữa, phong tục tại Việt Nam thường kiêng việc đòi nợ và trả tiền vào đầu năm.

Tuy nhiên, việc đòi nợ có suôn sẻ hay không là dựa vào khả năng của bên vay. Nếu cuối năm là thời điểm mà chủ nợ cần phải thực hiện các nghĩa vụ tài chính và chuẩn bị cho năm mới thì bên vay cũng vậy. Điều này sẽ ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của họ. Do đó có thể nói, cuối năm không thực sự là thời điểm hợp lý để tiến hành việc thu hồi nợ.

2. Chủ nợ nên thu hồi nợ vào thời điểm nào trong năm?

Chủ nợ nên bắt đầu thu các khoản nợ vào quý II của năm. Thời điểm này, việc kinh doanh của bên vay bắt đầu có lợi nhuận nên sẽ có khả năng trả nợ. Tuy nhiên, phần nợ thu được tại quý II có thể không cao do lợi nhuận mới phát sinh chưa nhiều. Chủ nợ nên tích cực thương lượng để bên vay có thể có thời gian sắp xếp trả nợ dần.

Quý III của năm là thời điểm “vàng” để chủ nợ có thể đòi nợ do hoạt động làm ăn, kinh doanh trong quý III thường ổn định nhất trong năm và lợi nhuận sinh ra đủ để bên vay có thể trả nợ trong thời gian hợp lý. Trên thực tế,đòi nợ vào quý III cũng có khả năng thành công cao nhất. Do đó thời điểm này, chủ nợ nên chủ động tích cực yêu cầu bên vay trả nợ.

Thời điểm quý IV tức cuối năm, việc thu hồi nợ sẽ diễn ra dễ dàng nếu bên vay làm ăn, kinh doanh trong năm có kết quả tốt. Tuy nhiên, thời điểm cuối năm là thời điểm mà không chỉ chủ nợ, bên vay cũng phải thu chi nhiều như quyết toán thuế, thực hiện các nghĩa vụ tài chính và chuẩn bị cho năm mới. Khả năng thu hồi các khoản nợ có thành công hay không lại phụ thuộc vào khả năng thanh toán của bên vay nên trên thực tế, khả năng thu hồi nợ vào quý IV là khá thấp. Từ những phân tích trên, có thể kết luận rằng thời điểm cuối năm không phải là tốt nhất.

Kết luận lại, thời điểm mà chủ nợ nên thu các khoản nợ là quý III. Trường hợp có bất kỳ vấn đề pháp lý nào về thu hồi nợ, vui lòng gửi cho chúng tôi thông tin và vấn đề của bạn

Trân trọng.

Có thể bạn quan tâm đến: Kể từ thời điểm phát sinh nợ, chủ nợ nên thu hồi nợ khi nào?

Tham gia Fanpage Giải Quyết Tranh Chấp Và Thu Hồi Nợ để có thêm những kiến thức pháp lý bổ ích.

Công ty Luật TNHH Quốc tế TNTP và Các Cộng sự

Luật sư Nguyễn Thanh Hà
Email: ha.nguyen@tntplaw.com