Trong quá trình hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp, lợi nhuận luôn là một trong những yếu tố được ưu tiên hàng đầu. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu lợi nhuận đó, pháp lý vẫn là vấn đề mà doanh nghiệp không thể bỏ quên.
Trong những năm vừa qua, hoạt động sản xuất, kinh doanh của Doanh nghiệp thường phức tạp, cơ chế thị trường, áp lực về lợi nhuận, những biến động của tình hình kinh tế trong và ngoài nước luôn đặt Doanh nghiệp trước những bài toán khó. Nhiều Doanh nghiệp lợi dụng sự sơ hở của chính sách, pháp luật, sự quản lý lỏng lẻo của các cơ quan nhà nước để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật, tuy nhiên, cũng không ít Doanh nghiệp nghiêm túc chấp hành các quy định của pháp luật. Việc tuân thủ pháp luật sẽ đảm bảo hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp được thuận lợi, tạo tiền đề phát triển bền vững. Do đó, việc tuân thủ pháp luật là con đường duy nhất dẫn đến thành công của Doanh nghiệp.
Tuân thủ pháp luật mang lại những lợi ích gì cho Doanh nghiệp?
Luật sư Nguyễn Thanh Hà giám đốc Công ty Luật TNHH Quốc tế TNTP cho biết: “Về bản chất, tuân thủ pháp luật là việc thực hiện pháp luật có tính chất thụ động và thể hiện dưới dạng hành vi không hành động. Tức Doanh nghiệp nhận thức được các hành vi của bản thân, hiểu được các quy định của pháp luật và không thực hiện những hành vi mà pháp luật cấm, không cho phép. Vậy một Doanh nghiệp tuân thủ pháp luật sẽ nhận được nhiều lợi ích như việc sẽ đảm bảo được quyền và lợi ích của Doanh nghiệp đó. Pháp luật là quy chuẩn để Doanh nghiệp điều chỉnh hành vi, đồng thời là căn cứ để đánh giá hoặc xử lý những hành vi vi phạm. Khi tuân thủ pháp luật thì đồng nghĩa với việc đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của Doanh nghiệp.”
Theo đó, tuân thủ pháp luật sẽ là nền tảng vững chắc để xây dựng văn hóa kinh doanh của Doanh nghiệp, bởi hoạt động trong nền kinh tế thị trường ngày càng đi vào chiều sâu, cạnh tranh và rủi ro sẽ đi cùng Doanh nghiệp càng lớn. Vì vậy có thể khẳng định rằng, Doanh nghiệp nào am hiểu và tuân thủ pháp luật, xây dựng được văn hóa kinh doanh sẽ tiến xa, còn ngược lại, nguy cơ bị đào thải là rất lớn. Am hiểu và tuân thủ pháp luật là một bước chuẩn bị cho sự pháp triển lâu dài trong tương lai của Doanh nghiệp.
Doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với những bất lợi gì khi không tuân thủ pháp luật?
Nhiều Doanh nghiệp chưa hiểu biết rõ các quy định của pháp luật nhưng lại có hành vi “lách luật”, không tuân thủ pháp luật sẽ dẫn đến việc Doanh nghiệp lúng túng, không biết xử lý như thế nào khi có rủi ro xảy ra. Khi không hiểu rõ các quy định của pháp luật, việc “lách luật” hay không tuân thủ pháp luật sẽ ảnh hưởng rất lớn đối với hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi không tuân thủ quy định pháp luật, nghiêm trọng hơn thì Doanh nghiệp có thể bị đình chỉ hoạt động, thu hồi Giấy đăng ký Doanh nghiệp.
Luật sư Hà cũng cho biết một số ví dụ điển hình, hiện nay nhiều Doanh nghiệp vừa và nhỏ có tình trạng “lách luật” không giao kết hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật. Công ty A (xin được dấu tên) là cơ sở sản xuất đồ gia dụng, để sản xuất đủ số lượng theo yêu cầu của thị trường, Công ty này đã tuyển thêm 20 nhân công trong độ tuổi từ 30-35 để phục vụ sản xuất.
Tuy nhiên, khi đại diện nhóm nhân công đề nghị ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản thì Công ty từ chối với lý do công việc mùa vụ trong 5 tháng nên chỉ cần lập hợp đồng bằng lời nói. Do nhóm nhân công này không hiểu rõ về quy định của pháp luật nên đã làm việc cho Công ty A nhiều hơn 05 tháng với quyền và lợi ích của mình không được đảm bảo.
Khi cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, Công ty này đã bị xử phạt hành chính với số tiền là 10.000.000 đồng với hành vi giao kết hợp đồng lao động không bằng văn bản với người lao động làm công việc có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên theo quy định tại Điều 9 Nghị định số 12/2022/NĐ-CP ngày 17/01/2022 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đối với các hành vi vi phạm quy định về giao kết hợp đồng lao động và đồng thời áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc Công ty A giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người được ủy quyền giao kết hợp đồng lao động cho nhóm 20 người lao động trên.
Có thể thấy, đây chỉ là trường hợp nhỏ với mức xử phạt “khá nhẹ” cho hành vi không tuân thủ quy định của pháp luật. Do đó, để đảm bảo tối đa quyền và lợi ích của mình trong kinh doanh, Doanh nghiệp cần hiểu rõ và tuân thủ đúng các quy định mà pháp luật đề ra đối với hoạt động kinh doanh của mình,
Pháp luật đặt ra để điều chỉnh hành vi của các cá nhân, tổ chức. Trường hợp Doanh nghiệp không tuân thủ các quy định của pháp luật sẽ dễ dàng nhận thấy hậu quả rằng quyền và lợi ích của Doanh nghiệp sẽ không được bảo đảm. Bên cạnh đó, hiện nay, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách nhằm hỗ trợ, tạo điều kiện cho Doanh nghiệp phát triển sau dịch bệnh Covid-19. Do đó, Doanh nghiệp không tuân thủ pháp luật sẽ gặp khó khăn trong việc hưởng những chính sách ưu đãi này của Nhà nước.
Pháp luật đặt ra để điều chỉnh hành vi của các cá nhân, tổ chức. Trường hợp Doanh nghiệp không tuân thủ các quy định của pháp luật sẽ dễ dàng nhận thấy hậu quả rằng quyền và lợi ích của Doanh nghiệp sẽ không được bảo đảm. Bên cạnh đó, hiện nay, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách nhằm hỗ trợ, tạo điều kiện cho Doanh nghiệp phát triển sau dịch bệnh Covid-19. Do đó, Doanh nghiệp không tuân thủ pháp luật sẽ gặp khó khăn trong việc hưởng những chính sách ưu đãi này của Nhà nước.
Giải pháp đảm bảo việc tuân thủ pháp luật cho Doanh nghiệp
Nói về vấn đề này, Luật sư Nguyễn Thanh Hà cho rằng, chủ Doanh nghiệp cần không ngừng học hỏi, nâng cao sự hiểu biết về pháp luật của mình trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh. Hiện nay, Nhà nước không ngừng đổi mới, hoàn thiện hệ thống pháp luật để phù hợp với từng thời kỳ và đảm bảo cho việc làm cơ sở để xử lý các hành vi vi phạm. Do đó, Doanh nghiệp cần nỗ lực hơn nữa trong việc tiếp cận, tìm hiểu về các quy định pháp luật liên quan đến lĩnh vực hoạt động của mình. Bên cạnh đó, như đã phân tích ở trên, Doanh nghiệp có thể thấy, việc tuân thủ pháp luật trong quá trình hoạt động kinh doanh là vô cùng quan trọng. Tuân thủ pháp luật là một trong những yếu tố quan trọng để tạo nên sự thành bại của một Doanh nghiệp.
Để đảm bảo cho việc tuân thủ pháp luật trong hoạt động kinh doanh, ngoài việc Doanh nghiệp tự mình học hỏi, nâng cao kiến thức về pháp luật, Doanh nghiệp có thể nhờ sự trợ giúp, tư vấn của Luật sư và văn phòng luật. Đối với những Doanh nghiệp lớn thông thường sẽ có bộ phận pháp chế nội bộ Doanh nghiệp, bộ phận này sẽ tư vấn, theo dõi quá trình tuân thủ pháp luật của Doanh nghiệp. Đối với các Doanh nghiệp vừa và nhỏ, chưa có bộ phận pháp chế hoặc bộ phận pháp chế chưa đủ mạnh để đảm bảo việc tuân thủ pháp luật của Doanh nghiệp, Doanh nghiệp có thể tham khảo sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật sư và văn phòng luật bên ngoài.
Luật sư và văn phòng luật có thể sẽ hỗ trợ Doanh nghiệp ngay cả những vấn đề có nguy cơ tiềm ẩn rủi ro, đảm bảo việc tuân thủ pháp luật của Doanh nghiệp trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh. Doanh nghiệp cần nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc tuân thủ pháp luật. Sự am hiểu, hiểu biết về pháp luật là chưa đủ để tuân thủ pháp luật. Tuân thủ pháp luật là hành vi xuất phát từ nhận thức của mỗi chủ Doanh nghiệp. Có nhiều đơn vị, cá nhân mặc dù am hiểu rất rõ về pháp luật, tuy nhiên vì lợi ích kinh tế mà sẵn sàng “lách luật”, không tuân thủ pháp luật. Do đó, nhận thức về tầm quan trọng của việc tuân thủ pháp luật là một yếu tố vô cùng quan trọng để biết được rằng Doanh nghiệp đó có thực sự tuân thủ hay không.