Các khoản nợ khó đòi ảnh hưởng rất lớn đến nguồn tài chính của các doanh nghiệp. Đó có thể là tiền đối tác mua hàng nhưng đến kì không thanh toán, có thể là tiền thực hiện dịch vụ theo hợp đồng.v.v, và khi đối tác không chịu thanh toán sẽ khiến dòng tiền của công ty bị thâm hụt, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Chính vì thế, dịch vụ thu hồi nợ là giải pháp nhằm giải quyết vấn đề nói trên.
1. Nguyên nhân nhiều doanh nghiệp không thể tự giải quyết nợ xấu – thu hồi nợ
Thực tế, rất nhiều công ty gặp phải tình trạng nợ xấu nhưng không thể tự giải quyết, bởi các doanh nghiệp này không có kinh nghiệm và phương pháp thu hồi nợ chuyên nghiệp. Một số cách thu hồi nợ “truyền thống” mà các doanh nghiệp thường sử dụng như: Làm công văn yêu cầu các bên nợ thanh toán; Công ty cử nhân viên hay kế toán đến thương thảo, yêu cầu thanh toán; Yêu cầu cơ quan thẩm quyền giải quyết…
Nhìn chung, kết quả thu hồi nợ của các doanh nghiệp không có nghiệp vụ thu hồi nợ đều không khả quan, dẫn đến việc khoản nợ bị kéo dài vì:
- Nhân viên công ty xử lý nợ không chuyên nghiệp.
- Doanh nghiệp không có kỹ năng chuẩn bị, hoàn thiện hồ sơ thu hồi nợ có lợi cho doanh nghiệp
- Nhân viên thu hồi nợ không có kinh nghiệm giao tiếp, xử lý, thương thảo đối với bên nợ.
- Doanh nghiệp thiếu hiểu biết pháp luật, không nắm được quy định trong thu hồi nợ để biết và đảm bảo quyền lợi của mình
2. Dịch vụ thu hồi nợ là gì?
Dịch vụ thu hồi nợ là việc một bên dịch vụ đứng ra thực hiện việc yêu cầu bên nợ thanh toán cho bên chủ nợ các khoản tiền, tài sản khác đến hạn/quá hạn mà bên nợ phải trả cho bên chủ nợ theo hợp đồng hoặc thỏa thuận giữa bên chủ nợ và bên nợ hoặc theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Trong quá trình hoạt động kinh doanh tất yếu phát sinh nợ nần. Trên thực tế, khi bị nợ đọng, Doanh nghiệp phải thực hiện các thủ tục qua Trọng tài, Tòa án và mất nhiều thời gian, chi phí cao. Chỉ thu được 36% các vụ xử, nếu tính trên tổng số vụ việc thì rất thấp, sau khi có bản án hiệu lực thì việc đôn đốc thi hành án cũng rất khó khăn…Vì vậy, các cá nhân doanh nghiệp thường tìm đến dịch vụ thu hồi nợ vì tiện dụng và hiệu quả, chi phí hợp lý.
3. Các giai đoạn thu hồi nợ
a) Dịch vụ thu hồi nợ bằng thương lượng
Là hình thức thu hồi các khoản nợ bằng kỹ năng thông qua việc tác động tới khách hàng nợ về mặt tâm lý, tình cảm. Nhưng đồng thời vẫn đảm bảo được mối quan hệ tốt đẹp đối với khách hàng.
Đây là bước thu hồi nợ đầu tiên, theo đó doanh nghiệp ăn cứ vào các điều khoản của hợp đồng/thỏa thuận đã ký kết giữa các bên để buộc khách nợ thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Việc thương lượng trước hết được thực hiện bởi các nhân viên, bộ phận kế toán hoặc pháp chế doanh nghiệp. Nếu việc thương lượng bằng nhân sự của doanh nghiệp không hiệu quả. Doanh nghiệp có thể sử dụng dịch vụ thu hồi nợ của các công ty luật.
b) Dịch vụ thu hồi nợ thông qua các cơ quan giải quyết tranh chấp
Trường hợp bên nợ không có thiện chí thanh toán khoản nợ, doanh nghiệp căn cứ vào nội dung Hợp đồng/thỏa thuận để lựa chọn cơ quan giải quyết tranh chấp phù hợp. Các cơ quan giải quyết tranh chấp gồm: Tòa án và Trọng tài thương mại.
Việc giải quyết tại cơ quan giải quyết tranh chấp thường sẽ đi kèm các chi phí theo quy định của pháp luật và cần sự chuẩn bị kỹ lưỡng về hồ sơ, tài liệu, chứng cứ để chứng minh yêu cầu khởi kiện của doanh nghiệp là có cơ sở. Ngoài ra, tùy theo theo tính chất đơn giản hoặc phức tạp của giao dịch liên quan đến khoản nợ mà thời gian để doanh nghiệp thực sự thu được tiền sẽ khác nhau, có thể từ một vài tháng cho đến nhiều năm.
Tuy thu hồi nợ thông qua các cơ quan giải quyết tranh chấp có thể sẽ tốn kém về chi phí và cả thời gian, nhưng việc thu hồi nợ này được đảm bảo bởi quyền lực nhà nước. Nếu bản án có hiệu lực pháp luật sẽ buộc bên nợ phải có nghĩa vụ thanh toán, nếu bên nợ vẫn có thái độ không hợp tác để thanh toán khoản nợ, cơ quan thi hành án có thẩm quyền sẽ sử dụng quyền lực nhà nước để tiến hành các biện pháp pháp lý phù hợp buộc bên nợ phải thanh toán khoản nợ, thậm chí có thể tiến hành cưỡng chế, phong tỏa tài sản, tài khoản của bên nợ để buộc bên nợ phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ.
3. Dịch vụ thu hồi nợ của TNTP
a) Thu hồi nợ doanh nghiệp nước ngoài
Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, nhiều đối tác của khách hàng là các doanh nghiệp nước ngoài có thể trở thành những bên nợ tiềm tàng trong tương lai. TNTP sẽ sử dụng kinh nghiệm trong hoạt động hành nghề để tiến hành các biện pháp thu hồi nợ cần thiết và hiệu quả đối với những doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài hoặc có địa chỉ trụ sở hoạt động tại nước ngoài.
b) Thu hồi nợ lao động
Trong mọi hoạt động kinh doanh, sự mâu thuẫn giữa người lao động và người sử dụng lao động có thể dẫn đến những tranh chấp nhất định. Một trong số đó là việc người sử dụng lao động không thanh toán các khoản tiền lương, thưởng, trợ cấp xã hội mà người lao động được hưởng theo Hợp đồng lao động và quy định của pháp luật. Hoặc việc người lao động gây thiệt hại và phải bồi thường cho người sử dụng lao động. Khi đó, TNTP với kinh nghiệm trong lĩnh vực lao động sẽ hỗ trợ khách hàng bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình.
c) Thu hồi nợ trong xây dựng
Hoạt động xây dựng là một loạt những giai đoạn phức tạp và kéo dài, những mâu thuẫn phát sinh liên quan đến chậm thanh toán giữa chủ đầu tư, nhà thầu chính và các nhà thầu phụ thường xuyên phát sinh vì nhiều yếu tố khác nhau. Bằng kinh nghiệm thực tiễn của mình, TNTP sẵn sàng hỗ trợ khách hàng giải quyết các khoản nợ của khách hàng trong lĩnh vực xây dựng một cách hiệu quả và hợp pháp.
d) Thu hồi nợ tín dụng
Trong môi trường kinh tế năng động và phát triển hiện nay, hoạt động cho vay tín dụng của ngân hàng và các tổ chức tín dụng ngày càng nở rộ hơn bao giờ hết. Tuy nhiên sau khi trải qua những thời điểm khó khăn của nền kinh tế, những tồn đọng về nợ xấu chiếm số lượng ngày càng cao trong hoạt động tín dụng do lượng khách hàng không thể thanh toán nợ ngày càng cao. Bằng kinh nghiệm thực tiễn trong lĩnh vực thu hồi nợ, TNTP sẽ bảo vệ tốt nhất quyền lợi của khách hàng và có biện pháp hiệu quả và cần thiết để thu hồi các khoản nợ này.
e) Thu hồi nợ dân sự
Ngoài các hoạt động kinh doanh, thương mại hoặc tín dụng, các hoạt động cho vay dân sự cũng có thể phát sinh nợ, phổ biến nhất là các giao dịch cho vay giữa các cá nhân với nhau. Các khoản nợ này thường khó thu hồi do các cá nhân thường vay trên niềm tin và các mối quan hệ thân quen nên thường không lập hợp đồng vay tiền, đồng thời việc cho vay cá nhân thường không có tài sản đảm bảo nghĩa vụ thanh toán nên khi bên nợ không hợp tác thanh toán thì bên có quyền rất khó có thể thu hồi khoản nợ. Tuy nhiên, bằng kinh nghiệm của mình, TNTP có thể áp dụng các biện pháp hiệu quả và hợp pháp để buộc bên nợ phải thực hiện đúng nghĩa vụ thanh toán của mình.
f) Thu hồi nợ thương mại
Trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp có thể tiềm ẩn các tranh chấp phát sinh, một trong số những loại tranh chấp thương mại phổ biến nhất là tranh chấp về nghĩa vụ thanh toán theo hợp đồng. Khi đó, do việc chậm nghĩa vụ thanh toán của bên có nghĩa vụ hoặc các bên không thống nhất được giá trị khoản nợ dẫn đến tranh chấp sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của bên có quyền. Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực thu hồi nợ cùng một đội ngũ luật sư chuyên nghiệp, TNTP sẽ hỗ trợ khách hàng bằng sự tận tâm để nâng cao khả năng thu hồi các khoản nợ này.
Thu hồi nợ có ý nghĩa rất quan trọng, không chỉ nhằm đảm bảo về sự lành mạnh tài chính, lợi nhuận của tổ chức cá nhân, doanh nghiệp mà còn quyết định đến sự sống còn của doanh nghiệp. Sau khi nền kinh tế vừa trải qua thời gian khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid kéo dài, vấn đề thu hồi công nợ đối với các doanh nghiệp, các cá nhân càng trở nên cấp thiết khi dòng tiền của doanh nghiệp bị suy yếu, cạn kiệt và thậm chí có thể khiến doanh nghiệp phá sản. Chính vì thế, dịch vụ thu hồi nợ hiện nay là một giải pháp vô cùng quan trọng và cần thiết để giải quyết vấn đề công nợ của doanh nghiệp.
Trên đây là bài viết phân tích về dịch vụ thu hồi công nợ của TNTP, mong bài viết này có ích với các độc giả.
Trân trọng,