Pháp nhân là một tổ chức có tư cách pháp lý độc lập, có thể tham gia vào các hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội… theo quy định của pháp luật. Pháp nhân có 02 hình thức: pháp nhân thương mại và pháp nhân phi thương mại. Vậy hai loại pháp nhân trên có những điểm khác nhau như thế nào? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ phân tích về sự khác nhau giữa hai loại pháp nhân trên
1. Khái niệm về pháp nhân thương mại
Theo quy định tại Điều 74 Bộ luật Dân sự 2015, một tổ chức được công nhận có tư cách pháp nhân khi đủ 04 điều kiện sau:
Một là, phải được thành lập theo quy định của pháp luật
Tùy vào loại hình của pháp nhân là công ty hợp danh, công ty TNHH hoặc công ty cổ phần, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội,… chủ thể thực hiện thủ tục đăng ký thành lập pháp nhân tương ứng theo quy định của pháp luật. Tổ chức có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận thành lập.
Hai là, có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật Dân sự 2015
Một tổ chức muốn trở thành pháp nhân phải có điều lệ hoặc quyết định thành lập pháp nhân. Trong điều lệ và quyết định thành lập phải có quy định cụ thể về tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan điều hành pháp nhân.
Ba là, có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình
Pháp nhân bắt buộc phải có tài sản độc lập để xác lập quyền và nghĩa vụ trong hoạt động của pháp nhân. Chỉ khi có tài sản độc lập thì pháp nhân mới có thể tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình đối với các giao dịch, quyền và nghĩa vụ mà pháp nhân xác lập.
Bốn là, nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.
Pháp nhân được thành lập với mục đích thực hiện giao dịch, xác lập quyền và nghĩa vụ thay cho một hoặc một nhóm chủ thể. Khi tham gia vào các quan hệ pháp luật, pháp nhân sẽ nhân danh chính mình mà không phải nhân danh bất kỳ cá nhân, tổ chức nào khác. Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân sẽ đại diện pháp nhân tham gia các quan hệ pháp luật. Người này có thể tự mình tham gia hoặc ủy quyền cho người khác thực hiện thay mình.
2. Sự khác biệt của pháp nhân thương mại và pháp nhân phi thương mại
STT | Tiêu chí | Pháp nhân thương mại | Pháp nhân phi thương mại |
1 | Mục tiêu chính khi thành lập | Tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận được chia cho các thành viên. | Không phải tìm kiếm lợi nhuận; nếu có lợi nhuận thì cũng không được phân chia cho các thành viên. |
2 | Loại hình pháp nhân | – Doanh nghiệp
– Các tổ chức kinh tế khác hoạt động vì mục đích lợi nhuận
|
– Cơ quan nhà nước
– Đơn vị vũ trang nhân dân – Tổ chức chính trị – Tổ chức chính trị – xã hội – Tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp – Tổ chức xã hội – Tổ chức xã hội – nghề nghiệp – Quỹ xã hội, Quỹ từ thiện – Doanh nghiệp xã hội – Các tổ chức phi thương mại khác. |
3 | Phạm vi luật điều chỉnh | Bộ luật Dân sự, Luật Doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã và pháp luật khác có liên quan | Bộ luật Dân sự, Luật Doanh nghiệp, các luật về tổ chức bộ máy nhà nước, pháp luật khác có liên quan |
Trên đây là bài viết “Sự khác nhau giữa pháp nhân thương mại và pháp nhân phi thương mại”. Chúng tôi hi vọng bài viết này có ích với các bạn.
Trân trọng,