Dịch vụ giải quyết tranh chấp
của Công ty Luật TNHH Quốc Tế TNTP và Các Cộng Sự
Giải quyết tranh chấp là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét và ra quyết định xử lí các tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, trên cơ sở xem xét các tài liệu, chứng cứ có trong vụ việc tranh chấp nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức.
TNTP sẽ thực hiện dịch vụ giải quyết tranh chấp với tư cách là đại diện theo ủy quyền, hoặc chỉ định Luật sư chuyên môn hỗ trợ doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước trong quá trình Giải quyết tranh chấp (“Khách hàng”).
Tận tâm
Sau khi ký kết Hợp đồng dịch vụ pháp lý, TNTP sẽ nhanh chóng triển khai công việc bao gồm: Thương lượng, khởi kiện Bên có tranh chấp tại cơ quan có thẩm quyền; Hỗ trợ thi hành bản án/quyết định của cơ quan giải quyết tranh chấp và thường xuyên báo cáo tiến trình vụ việc, kế hoạch hành động tiếp theo cho Khách hàng.
Hiệu quả
Tùy vào tình hình thực tế của Các bên có tranh chấp, TNTP sẽ linh hoạt áp dụng các biện pháp phù hợp nhằm Hỗ trợ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Khách hàng đối với việc giải quyết tranh. Với kinh nghiệm của các luật sư tranh tụng TNTP, luật sư tư vấn pháp lý và chuyên viên tư vấn sẽ đem lại các biện pháp phù hợp, linh hoạt, hiệu quả và đáp ứng yêu cầu ngân sách cho Khách hàng
Chi phí hợp lý
Trong điều kiện các thủ tục và tiến trình giải quyết tranh chấp kéo dài theo điều kiện thực tế, TNTP luôn thấu hiểu và cố gắng tiết kiệm chi phí cho Khách hàng nhiều nhất có thể bằng cách tối ưu hóa quy trình làm việc.
Bảo mật thông tin
Thông tin về tranh chấp luôn luôn bất lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, chính vì lý do này, TNTP cam kết bảo mật tối đa các thông tin của Khách hàng cũng như các thông tin vấn đề pháp lý mà TNTP nhận được nhằm đảm bảo quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh luôn được bảo toàn tối đa trong quá trình giải quyết tranh chấp.
Lĩnh vực giải quyết tranh chấp mà triển khai
Commercial disputes and typical dispute resolution methods
Commercial dispute is a common and frequent phenomenon that takes place in the market economy. Due to its regular nature as well as its consequences for the parties to the dispute in particular and to the economy in general, Vietnamese law soon had certain concerns...
Formation of ad hoc arbitration councils
Arbitration is a dispute resolution method in which the parties agree that a neutral third party (the arbitrator or arbitration council) will issue a legal decision after the parties have had the opportunity to present their case. Arbitration includes two basic forms:...
What should enterprises do to mitigate the potential consequences of internal disputes?
Internal enterprise disputes are conflicts and disagreements when practicing rights and obligations between entities in the company. These disputes mainly involve economic interests, decision-making and company management rights. In fact, internal disputes are...
Khách hàng thường xuyên sử dụng dịch vụ giải quyết tranh chấp
Công ty cổ phần VNG
Tiền thân của VNG là Vinagame Công ty công nghệ tại Việt Nam với 4 mảng sản phẩm chính là trò chơi trực tuyến, nền tảng kết nối, thanh toán điện tử và dịch vụ điện toán đám mây.
Hiện tại VNG đang sử dụng dịch vụ giải quyết tranh chấp thường xuyên của TNTP trong các tranh chấp thường xẩy ra của hoạt động sản xuất kinh doanh.
Công ty TNHH đầu tư BOT Bình Định
BOT Bình Định là doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực Xây dựng công trình đường sắt và đường bộ thường xuyên có những tranh chấp trong quá trình hoạt động. BOT Bình định là khách hàng sử dụng dịch vụ giải quyết tranh chấp thường xuyên của TNTP.
Cty TNHH Vận tải Giao nhận & TM Istar
Istar là doanh nghiệp kinh doanh thương mại trong nước và quốc tế với ngành nghề kinh doanh chính của công ty là Vận tải thủy, dịch vụ quản lý tàu, kinh doanh thương mại trong nước và quốc tế và dịch vụ Logistics, bốc xếp – kiểm đếm hàng hóa được thành lập vào năm 2013. iStar là khách hàng sử dụng dịch vụ giải quyết tranh chấp của TNTP.
Quy trình thực hiện để giải quyết tranh chấp của TNTP
Trong trường hợp đàm phán không thành công và đánh giá vụ kiện là khả thi, TNTP có thể hỗ trợ Khách hàng khởi kiện tại Tòa án có thẩm quyền hoặc khởi kiện tại Trọng tài.
Tùy theo yêu cầu của Khách hàng và/hoặc ý kiến tư vấn pháp lý của TNTP, TNTP có thể thực hiện toàn bộ hoặc một số các công việc nêu trên nhằm giải quyết tranh chấp cho Khách hàng một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.
Cam kết của TNTP về dịch vụ giải quyết tranh chấp
Với tâm thế luôn luôn bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Khách hàng, TNTP đã, đang và sẽ cố gắng mang lại cho Khách hàng sự tin tưởng và an tâm khi sử dụng dịch vụ pháp lý của TNTP.
Xuyên suốt quá trình cung cấp dịch vụ pháp lý, TNTP đảm bảo sẽ hỗ trợ Khách hàng và triển khai công việc một cách nhanh chóng, kịp thời và hiệu quả nhất, thường xuyên báo cáo tiến trình vụ việc cũng như đưa ra kế hoạch hành động tiếp theo để Khách hàng có thể dễ dàng theo dõi và đánh giá kết quả công việc.
Với nỗ lực cải tiến dịch vụ không ngừng và tầm nhìn ngày càng vươn cao, TNTP tin rằng các Khách hàng sẽ có trải nghiệm tốt nhất đối với các dịch vụ cung cấp của TNTP.
Các câu hỏi thường gặp trong quá trình giải quyết tranh chấp
Câu hỏi 1: Khách hàng sẽ phải trả những khoản phí gì khi ký kết hợp đồng dịch vụ pháp lý giải quyết tranh chấp với TNTP?
Phí dịch vụ của TNTP sẽ được tính theo từng công việc của quá trình giải quyết tranh chấp. Ví dụ, đối với công việc thương lượng với Bên có tranh chấp, phí dịch vụ bao gồm khoản phí cố định không hoàn lại và một khoản phí thành công. Tương tự các công việc khác như khởi kiện, thi hành án cũng được tính như công việc thương lượng.
Phí dịch vụ không bao gồm thuế giá trị giá tăng (Thuế VAT được áp dụng theo quy định của Nhà nước tại thời điểm TNTP xuất hóa đơn VAT) và các chi phí phát sinh hợp lý bao gồm nhưng không giới hạn ở trong án phí, phí trọng tài, phí công chứng, phí dịch thuật và các chi phí nhà nước khác theo quy định của pháp luật, chi phí đi lại (tiền taxi và tiền thuê xe), cước điện thoại đường dài, phí fax tài liệu, tem bưu chính, phí sao chụp, phí xe tính theo cây số, phí đậu xe và phí giao nhận hồ sơ trong quá trình TNTP cung cấp các dịch vụ pháp lý cho Khách hàng.
Câu hỏi 2: Khách hàng cần chuẩn bị những tài liệu gì trước khi làm việc với TNTP?
• Văn bản có liên quan đến tranh chấp như hợp đồng, biên bản, đơn,…
• Thông tin, tài liệu về các bên trong tranh chấp;
• Tin nhắn, thư điện tử, file ghi âm có nội dung trao đổi giữa các bên về tranh chấp;
• Các tài liệu liên quan khác (nếu có).
Câu hỏi 3: Quá trình TNTP tiếp nhận và xử lý thông tin như thế nào?
• Bước 1: Dựa theo các thông tin, tài liệu do Khách hàng cung cấp cũng như trao đổi với Khách hàng, Luật sư của TNTP sẽ nghiên cứu hồ sơ và đưa ra một số tư vấn ban đầu.
• Bước 2: Sau đó, TNTP sẽ gửi một Báo giá kèm theo Phương án triển khai cụ thể cho Khách hàng để Khách hàng cân nhắc việc ký kết Hợp đồng dịch vụ pháp lý với TNTP.
• Bước 3: Trường hợp Khách hàng đồng ý với Báo giá, TNTP sẽ gửi Hợp đồng dịch vụ pháp lý cho Khách hàng. Các Bên sẽ tiến hành ký kết Hợp đồng và Khách hàng sẽ thanh toán phí dịch vụ cho TNTP (nếu có).
• Bước 4: Sau khi ký kết Hợp đồng và nhận phí dịch vụ (trong trường hợp có phí dịch vụ cố định), TNTP sẽ thực hiện các công việc theo Báo giá và theo Phương án triển khai mà Khách hàng đã đồng ý.